(HBĐT) - Từ năm học 2019 – 2020, Bộ GD &ĐT sẽ tiến hành triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Do đó, năm học 2018 – 2019 có ý nghĩa quyết định chuẩn bị các điều kiện cho việc đổi mới, mà yêu cầu trước tiên là vấn đề cơ sở vật chất, trường lớp học.

Theo số liệu rà soát của Sở GD &ĐT, tính đến ngày 8/9/2018, toàn tỉnh có 8.431 phòng học. Trong đó có 7.136 phòng kiên cố, chiếm 84,6%;708 phòng học bán kiên cố, chiếm 8,3%, 410 phòng học xuống cấp, chiếm 4,9%; 177 phòng học tạm và các phòng khác, chiếm 2,2%. Từ đầu năm 2018 toàn tỉnh đã thanh lý, phá dỡ 253 phòng các loại, trong đó có 127 phòng học, 126 các phòng khác; hiện đang triển khai xây dựng 309 phòng. Ngoài ra, còn có 304 phòng học bộ môn, 309 phòng thực hành tin học, 116 phòng học ngoại ngữ và nghe nhìn…


Công trình trường TH &THCS Hang Kia B (Mai Châu) có tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào sử dụng trong năm học 2018 - 2019.

Đồng chí Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD &ĐT cho biết: Ngành đã chỉ đạo các đơn vị, trường học theo quy mô học sinh, công tác sáp nhập các trường xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị các trường, lớp học. Không để xảy ra tình trạng thiếu phòng học, không bố trí học tại các lớp học xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn. Rà soát nhu cầu xây mới, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất phòng học, phòng chức năng, thư viện, phòng bán trú học sinh…

Qua kiểm tra, rà soát, nhu cầu cần đầu tư mới là 222 phòng học bộ môn, 174 phòng tin học, 249 phòng học ngoại ngữ, 199 phòng thư viện, 291 phòng ở bán trú học sinh… Chuẩn bị cho năm học 2018 – 2019, toàn tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy với tổng kinh phí 34.093 triệu đồng. Trong đó mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu 13.030 triệu đồng, mua sắm bổ sung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy 3.890 triệu đồng, mua sắm bàn ghế giáo viên, thiết bị khác 17.173 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh đã hoàn thành công tác tổng hợp, rà soát và đề xuất danh mục các công trình xuống cấp, mất an toàn trường học cần cải tạo, nâng cấp để báo cáo Bộ GD &ĐT, trong đó đã đề xuất danh mục các công trình xuống cấp, mất an toàn trường học cần cải tạo, nâng cấp, thanh lý, tháo dỡ. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát công tác sử dụng, sửa chữa và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị trường học, phát huy hiệu quả công tác đầu tư phục vụ dạy và học. Từ đầu năm học 2018 – 2019 đến nay, các trường học đã đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đầu tư cho giáo dục theo các dự án đã được triển khai thì kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 nguồn vốn phân bổ cho giáo dục dự kiến gần 428 tỷ đồng cho 36 công trình. Đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai đầu tư xây dựng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 – 2020 để thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường lớp học với tổng mức đầu tư hơn 106 tỷ đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ hơn 85, 5 tỷ đồng. Đến nay đã khởi công xây dựng 8 công trình cải tạo, nâng cấp bổ sung các trường dân tộc nội trú với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng (trung bình khoảng 4, 5 tỷ đồng/công trình).

Bên cạnh việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, hiện nay, Sở GD &ĐT tiếp tục hướng dẫn Phòng GD &ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp và có biện pháp giải quyết đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn; thực hiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh để tạo sự tin tưởng, thống nhất, đồng thuận trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

 

                                                               Dương Liễu

 

Các tin khác


“Đưa” học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường bảo đảm “3 đủ”

(HBĐT) - 5 tuổi, cháu Lường Đại Nghĩa ở xóm Tình, xã Tu Lý (Đà Bắc) chỉ sống với mẹ. Cuộc sống của 2 mẹ con Nghĩa phụ thuộc chủ yếu vào ít ruộng của ông bà để lại và thu nhập thêm việc thu gom phế liệu. Do vậy, cuộc sống của 2 mẹ con gặp rất nhiều khó khăn. "Khó khăn này còn lớn hơn nếu con tôi đến trường mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước”, chị Lường Thị Thu chia sẻ.

Cấp thiết phổ cập bơi cho học sinh

(HBĐT) - Tính đến tháng 5/2018, trên địa bàn tỉnh có 1 bể bơi cấp tỉnh, 28 bể bơi theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, các bể bơi đều do tư nhân đầu tư ở quy mô nhỏ, tự phát nhằm phục vụ vui chơi, giải trí, hoạt động kinh doanh trong các nhà hàng, khách sạn và một số ít trong trường học. Hầu hết phụ huynh cho con em học bơi tự túc, chưa có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn. Hoạt động này chỉ được diễn ra tại các khu vực có bể bơi, công tác phổ cập bơi chưa được triển khai thực hiện theo yêu cầu.

Sức hút cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ 14

(HBĐT) - Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng trải qua 14 lần tổ chức, tạo thành phong trào sôi nổi, thu hút đông đảo học sinh trong tỉnh tham gia sáng tạo khoa học - kỹ thuật. Số lượng tác phẩm dự thi tăng, chất lượng có nhiều bước đột phá. Nhiều tác phẩm đạt giải được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, không ít tác giả trẻ đã trở thành doanh nhân.

Trường THPT Công nghiệp tổ chức Chương trình ngoại khóa “Tìm hiểu bản sắc văn hóa Mường Hòa Bình”

(HBĐT) - Vừa qua, trường THPT Công nghiệp tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với chủ đề "Tìm hiểu bản sắc văn hóa Mường Hòa Bình". Đây là hoạt động ngoại khóa tập thể đầu tiên trong năm học mới 2018 - 2019 được Sở GD-ĐT chỉ đạo điểm để nhân rộng trong toàn tỉnh, nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh.

Loay hoay với “bài toán” thiếu giáo viên, nhân viên ngành giáo dục

(HBĐT) - Năm học này, huyện Tân Lạc có 61 đơn vị trường học trực thuộc phòng GD&ĐT. So với năm học trước giảm 2 trường do sáp nhập tại xã Địch Giáo và xã Mỹ Hòa. Toàn huyện có 744 lớp với 19.606 học sinh, tăng 7 lớp, tăng 759 học sinh so với năm học trước. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới nhất của phòng GD&ĐT, toàn huyện hiện thiếu 5 cán bộ quản lý, 54 giáo viên, đặc biệt là thiếu 281 nhân viên. Thực tế này gây nhiều khó khăn cho địa phương trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chuẩn bị áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2019 – 2020.

Trên 84% phòng học kiên cố

(HBĐT) - Đến nay, toàn huyện Lạc Thuỷ có 46 trường, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên với 582 lớp, 14.179 học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm; có 597 phòng học, trong đó 502 phòng học kiên cố, 65 phòng bán kiên cố, 30 phòng học tạm. Năm học 2017-2018, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS đạt 100%; tốt nghiệp

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục