(HBĐT) - Kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cho thấy, có 7.135/7.646 bài thi môn tiếng Anh (chiếm hơn 93%) của học sinh tỉnh ta đạt điểm thi dưới trung bình. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ là yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với ngành GD&ĐT hiện nay, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng, chuyển mình theo Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.


 

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ trang bị 4 phòng máy vi tính nối mạng để thực hiện chương trình học tiếng Anh trực tuyến ED.

Với trọng trách là cánh chim đầu đàn của bậc học THPT tỉnh ta, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ là đơn vị tiên phong và duy nhất trên địa bàn tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế, tổ chức dạy học bộ môn tiếng Anh trực tuyến ED. Tiến sỹ Lê Thị Hồng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với mong muốn tạo sự chuyển biến, đột phá trong giảng dạy môn học này, từ năm học 2016 – 2017, được sự đồng ý của Sở GD&ĐT, nhà trường đã đưa chương trình học tiếng Anh trực tuyến ED (English Discoveries) vào hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh. Những chương trình này đã thể hiện hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại nhà trường. Chương trình học tiếng Anh trực tuyến ED, sau 2 năm triển khai với tổng số 762 tài khoản đã giúp các em có trình độ tiếng Anh còn thấp có thể dễ học tập và ôn luyện thêm tại nhà. Các bài học cụ thể và sinh động của chương trình cùng nguồn tư liệu tham khảo phong phú, giúp học sinh nâng cao trình độ cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

Về phía giáo viên, việc chủ động kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua các bài kiểm tra 15 phút được cung cấp song song với chương trình ED, giúp giáo viên có thể hỗ trợ và củng cố kiến thức cho học sinh sau khi học tại nhà. Ngoài ra, việc giao bài tập cũng có thể thực hiện nhanh chóng qua tài khoản trực tuyến. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh làm thuyết trình sau mỗi chủ đề bài học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: Giáng sinh, Hallowen để học sinh được giao lưu văn hóa. Đồng thời kết hợp với tổ chức Fulbright, Trung tâm văn hóa Nga và các tổ chức tình nguyện để học sinh được học ngoại ngữ suốt cả năm với giáo viên người bản xứ. Đặc biệt, nhà trường đã đưa học sinh về Trung tâm văn hóa Mỹ, tham gia giao lưu Festival tại Nhật Bản, tham dự cuộc thi quốc tế tại Hàn Quốc, du học tại Nga và Trung Quốc. Sắp tới, nhà trường sẽ cho học sinh sang Úc để học trải nghiệm vào mùa hè…

Từ thành công của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường, đơn vị, đa dạng hóa chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ. Đồng thời tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm. Tập trung bồi dưỡng phương pháp dạy môn tiếng Anh đối với giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn về năng lực hoặc chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ. Bố trí dạy 4 tiết/tuần đối với giáo viên tiểu học đạt bậc 4 (B2) trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Đặc biệt, quan tâm nâng cao chất lượng kỹ năng nghe, nói của học sinh trong tỉnh bằng việc tăng cường giảng dạy tiếng Anh trong trường phổ thông với giáo viên bản xứ; mời các tình nguyện viên về dạy tiếng Anh và tổ chức các hoạt động hỗ trợ như thi hùng biện tiếng Anh, Olympic tiếng Anh, tài năng tiếng Anh dành cho học sinh và giáo viên tiếng Anh. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới học liệu dạy học ngoại ngữ; khuyến khích trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và một số trường có điều kiện dạy song ngữ tiếng Anh đối với môn toán và các môn tự nhiên.

Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2025, mục tiêu là tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ và học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc. Mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2020 có khoảng 15% trường mầm non đẩy mạnh ứng dụng CNTT và tiếp cận tiếng Anh; đến năm 2025 có ít nhất 30% trường mầm non được tiếp cận với ngoại ngữ. Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020 có73% trường tiểu học, 50% trường THCS, 61% trường THPT được học chương trình tiếng Anh 10 năm; đến năm 2025 phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học ngoại ngữ 10 năm. Qua đó trang bị kiến thức, kỹ năng để học sinh tỉnh ta tự tin hội nhập với cuộc Cách mạng công nghệp 4.0.

Dương Liễu


Các tin khác


Trao 50 suất học bổng cho học sinh vượt khó tại Trung tâm văn hóa TTN

(HBĐT) - Ngày 26/12, tại Trung tâm văn hóa TTN, BTV Tỉnh Đoàn, Tổ chức GNI Hàn Quốc tại Việt Nam đã tổ chức chương trình tổng kết hoạt động giai đoạn 2 (2014- 2018) của Dự án. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Sở LĐ-TB&XH, đại diện Tổ chức GNI Hàn Quốc tại Việt Nam và hơn 300 học sinh đang sinh hoạt tại Trung tâm và học sinh trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Trường Tiểu học Kim Tiến (Kim Bôi): Tổ chức điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Mĩ thuật năm học 2018 – 2019

(HBĐT) - Ngày 26/12, trường Tiểu học Kim Tiến (xã Kim Tiến, huyện Kim Bôi) đã tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Mĩ thuật với chủ đề ""Chúng em tiếp bước truyền thống anh Bộ đội Cụ Hồ" nhân kỉ niệm 74 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2018) và 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2018). Đây là đơn vị được Sở GD&ĐT chọn tổ chức điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo năm học 2018 – 2019.

Nhiều trường đại học lớn không thay đổi phương án tuyển sinh trong năm 2019

Tuyển sinh năm 2019, nhiều trường đại học top trên cho biết, sẽ không thay đổi phương án tuyển sinh mà giữ ổn định như năm 2018 nhưng sẽ có chút điều chỉnh kỹ thuật để tìm kiếm thí sinh giỏi.

Triển khai nhiệm vụ công tác khuyến học năm 2019

(HBĐT) - Ngày 25/12, tại trường Chính trị tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức sơ kết 3 năm triển khai Đề án 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2016 – 2018), tổng kết chương trình phối hợp về "Khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT” trong CNVCLĐ giai đoạn 2012 – 2018, tổng kết công tác khuyến học năm 2018. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, các sở, ngành, địa phương và các tập thể, cá nhân được tuyên dương khen thưởng.

Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 281), ngày 13/5/2014, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 37/KH- UBND triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, tỉnh Hòa Bình. Nhân dịp sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 281, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 37 của UBND tỉnh.

Những tấm gương giỏi việc trường, đảm việc nhà

(HBĐT) - Kế thừa và phát huy truyền thống phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, những năm qua, phụ nữ ngành Giáo dục tỉnh đã không ngừng nỗ lực học tập, phát huy năng lực trên mọi lĩnh vực công tác, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển KT-XH của tỉnh. Nhiều gương điển hình phụ nữ giỏi việc trường, đảm việc nhà đã và đang lan tỏa, tô thắm thêm truyền thống của phụ nữ nước nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục