Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết thời gian tới sẽ triển khai đồng bộ năm giải pháp để thực hiện tốt Chương trình bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các nhà trường.


(Ảnh minh hoạ: THUỶ NGUYÊN)

Ngày 27-2, taị lễ phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Thời gian học sinh ngồi trên ghế nhà trường là "giai đoạn vàng” để phát triển thể lực, trí tuệ. Nếu chúng ta tập trung nâng cao thể chất cho các em ngay từ giai đoạn này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc cho thế hệ trẻ, đồng thời giúp các em vui tươi, hạnh phúc, giàu ý chí, khát vọng vươn lên trong học tập và cuộc sống".

Bộ trưởng cho biết, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai đồng bộ 5 giải pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh, sinh viên (HSSV).

Cụ thể, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chương trình Sức khỏe Việt Nam nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 20 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Thứ hai, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm trong các nhà trường. Tổ chức bữa ăn học đường (đặc biệt là cấp mầm non và tiểu học) bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; triển khai Chương trình Sữa học đường phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; triển khai hiệu quả Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV; tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng bữa ăn học đường cho HSSV. Xây dựng và triển khai có hiệu quả các dự án, chương trình, hoạt động nghiên cứu khoa học về nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường, chú trọng tới các vùng khó khăn.

Thứ ba, tổ chức tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất ở các cấp học theo hướng khắc phục bất cập của chương trình hiện hành, tạo sự hấp dẫn, hứng khởi hơn cho cả người dạy và người học. Tăng cường chỉ đạo các nhà trường vận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất sẵn có, tổ chức hiệu quả môn học giáo dục thể chất, đẩy mạnh việc thành lập, hoạt động các câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ bơi lội, võ cổ truyền trong nhà trường. Duy trì tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho HSSV, đảm bảo 100% học sinh tham gia luyện tập thường xuyên, hàng ngày. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị toàn quốc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm đánh giá lại hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học thời gian qua, thẳng thắn phân tích những khó khăn, bất cập và đưa ra những giải pháp thúc đẩy. Tại đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã phát động phong trào tập luyện thể dục thể thao trong toàn ngành Giáo dục, yêu cầu duy trì đều đặn tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ trong các nhà trường, khuyến khích tổ chức một số môn thể thao vừa rèn luyện sức khỏe, vừa phát triển tài năng như võ cổ truyền, bơi lội, bóng đá, bóng rổ... Các thầy cô giáo cũng phải là những tấm gương trong tập luyện thể dục thể thao để học sinh noi theo.

Bốn là, củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác y tế trường học, đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh tật đối với trẻ em, HSSV. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, cán bộ làm công tác y tế trường học, HSSV, cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để giáo dục, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp cho trẻ em, HSSV. Thực hiện nghiêm việc không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học.

Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác dinh dưỡng học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới; phối hợp với ngành y tế trong việc can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh trong trường học.

Thời gian qua, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tích cực triển khai Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030; Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhận thức về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực và vệ sinh cá nhân đã có những chuyến biến tích cực. Công tác tổ chức bữa ăn học đường ngày càng được quan tâm và từng bước được cải thiện. Các hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ được các nhà trường duy trì thành nền nếp; nhiều cơ sở giáo dục đã quan tâm lựa chọn một số môn thể thao để duy trì luyện tập thành phong trào; nhiều câu lạc bộ thể dục thể thao trong nhà trường được thành lập tạo ra những sân chơi lành mạnh, giúp HSSV không chỉ rèn luyện thể lực, ý thức, tạo thói quen về tập luyện thể dục thể thao mà còn giúp các em tránh xa các hoạt động vui chơi không lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.

 

Theo Báo Nhân Dân

 

Các tin khác


Vấn đề đặt ra từ sáp nhập trường học ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Hiện nay, Lương Sơn là địa phương duy nhất trong tỉnh đã sáp nhập 100% trường TH&THCS. Qua đó, quy mô trường học của huyện giảm từ 70 trường trong năm 2015 (24 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 22 trường THCS) xuống còn 43 trường (21 trường mầm non, 22 trường TH&THCS), giảm 27 trường. Cụ thể, năm học 2015 - 2016 sáp nhập được 2 trường, năm học 2016 - 2017 sáp nhập 10 trường, năm học 2017 - 2018 sáp nhập 14 trường và năm học 2018 - 2019 sáp nhập 26 trường.

Các trường đại học "đua nhau" tuyển sinh ngành mới

Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM và nhiều trường đại học khác dự kiến sẽ tuyển hàng loạt ngành học mới trong năm 2019.

Khởi động công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

(HBĐT) -Ngày 4/12/2018, Bộ GD&ĐT có Văn bản số 5480 về những thông tin chính thức ban đầu về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Theo đó, đề thi năm nay sẽ có nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.

Cán bộ “tiếp tay” gian lận khiến quy trình chấm thi bị vô hiệu hóa

Những cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La lại chính là những người bắt tay nhau để gian lận, gây nên một kỳ thi thiếu công bằng.

Đơn vị xuất sắc trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành GD&ĐT, toàn tỉnh hiện có 223 trường mầm non, trong đó có 3 trường mầm non vừa vinh dự được đón nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Điều đặc biệt và đáng quý là trong số đó có trường mầm non xã Tử Nê, huyện Tân Lạc - ngôi trường không phải nằm ở trung tâm huyện, thành phố, không phải vùng kinh tế phát triển mạnh.

Việt Nam đoạt 40 huy chương thi tìm kiếm tài năng Toán học quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi "Tìm kiếm tài năng Toán học quốc tế ITMC" tại Thái Lan đã mang về 40 huy chương, 7 giải khuyến khích, trong đó có 2 huy chương Vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục