Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với nhiều thay đổi quan trọng sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành trong một vài ngày tới.


Lịch thi THPT Quốc gia 2019 dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 25 đến 27-6. Cụ thể, ngày 24-6, các thí sinh sẽ đến phòng thi làm thủ tục, nghe quy chế thi. Sáng 25-6, thí sinh có mặt tại phòng thi để thi môn đầu tiên là ngữ văn (tự luận), thời gian 120 phút. Buổi chiều, thí sinh sẽ làm bài thi môn toán theo hình thức trắc nghiệm trong 90 phút. Sáng 26-6, thí sinh thi bài tổ hợp khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) trong 150 phút. Buổi chiều, thí sinh sẽ làm bài thi ngoại ngữ trong 60 phút. Sáng 27-6, thí sinh sẽ làm bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội (gồm các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) trong 150 phút.

Năm nay, đề thi có nội dung nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12, bảo đảm cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.

Năm nay, kỳ thi sẽ có những thay đổi quan trọng. Theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ điểm thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong năm 2019 tăng lên 70% thay vì 50% như trước đây. Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi và 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Cũng theo quy định mới, học sinh giáo dục THPT, học viên giáo dục thường xuyên (GDTX) trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT sẽ được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp. Cụ thể, loại giỏi đối với giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với bằng trung cấp sẽ được cộng 2 điểm. Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với bằng trung cấp cộng 1,5 điểm và loại trung bình được cộng 1 điểm.

Năm nay, Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo Trường ĐH đảm nhiệm. Tổ trưởng tổ chấm bài thi trắc nghiệm là phó trưởng ban chấm thi trắc nghiệm thường trực đảm nhiệm, các thành viên là cán bộ kỹ thuật của trường ĐH và không quá 2 cán bộ kỹ thuật được huy động từ các sở GD-ĐT không thuộc địa phương có bài thi được chấm (nếu trường ĐH có yêu cầu). Cán bộ kỹ thuật phải am hiểu sâu về công nghệ thông tin và phần mềm chấm thi trắc nghiệm.

Để tránh tiêu cực có thể xảy ra, Bộ GD-ĐT quy định các phiếu trả lời trắc nghiệm đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD-ĐT cung cấp.

Ngay khi quét xong toàn bộ bài thi trắc nghiệm của hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) phải được sao lưu ra đĩa CD hoặc DVD thành 3 bộ đĩa giống nhau, đóng gói niêm phong và bàn giao 1 bộ đĩa cho chủ tịch hội đồng thi lưu trữ. 1 bộ đĩa ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, khi sử dụng các bộ đĩa này phải báo cáo ban chỉ đạo thi quốc gia và 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD-ĐT để quản lý và giám sát.

Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải bảo đảm an toàn, chắc chắn và có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, bảo đảm thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera. Ngoài ra, có ít nhất 1 công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi của trường ĐH, CĐ (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi được lưu tại điểm thi.


Theo Nguoilaodong

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cô và trò nơi rốn lũ mong mỏi một ngôi trường mới

(HBĐT) - Trận mưa lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10/2017, trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình làm nhiều người bị chết, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, trường học, nhà cửa, tài sản hoa mầu của hàng trăm hộ dân bỗng chốc bị chôn vùi. Đã hơn một năm trôi qua, mặc dù được đầu tư, khắc phục cơ bản nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng đấy vẫn còn đọng lại trong ký ức của người dân vùng cao khó khăn nơi đây.

Bộ GD-ĐT đề ra năm giải pháp tăng cường thể lực cho học sinh

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết thời gian tới sẽ triển khai đồng bộ năm giải pháp để thực hiện tốt Chương trình bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các nhà trường.

Dạy học sinh kỹ năng tự vệ

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ như phòng, chống bắt cóc và xâm hại tình dục cho học sinh là một trong các hoạt động của giáo dục kỹ năng sống đã và đang được thực hiện tại nhiều trường mầm non, phổ thông.

Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học

Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; thiếu nhà tập thể dục, thể thao... Đó là thông tin tại Hội nghị toàn quốc về nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, diễn ra sáng 23-2, ở Trường đại học Sư phạm Thể dục - Thể thao Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Kết thúc Hội thi viết chữ đẹp “Nét chữ - nết người” cấp tiểu học năm học 2018 - 2019

(HBĐT) - Trong 2 ngày 21 - 22/2, tại trường Tiểu học Lê Văn Tám, Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Hoà Bình đã tổ chức Hội thi Viết chữ đẹp "Nét chữ - nết người” cấp tiểu học toàn thành phố năm 2018 - 2019.

128 trường triển khai dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, kết thúc học kỳ I năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 128 trường triển khai dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục; 91 trường tiểu học, 11 trường có cấp học THCS triển khai áp dụng dạy học theo mô hình trường học mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục