(HBĐT) - 35 năm đứng trên bục giảng, cô đã bồi dưỡng cho trên 10 em đạt giải quốc gia, hơn 200 em đạt học sinh giỏi, năng khiếu cấp tỉnh. Năm học 2017 - 2018, cô đạt giải nhất cấp tỉnh cuộc thi "Tổ trưởng tổ chuyên môn giỏi”. Từ chối nhiều cơ hội được quy hoạch, đề bạt lên làm quản lý, bởi cô muốn tập trung trọn vẹn trí và lực cho đam mê duy nhất là: được dạy học. Chỉ còn 1 năm nữa là về nghỉ chế độ nhưng "lửa” nghề vẫn luôn được cô Bùi Thị Quy (trường Tiểu học Phong Phú, huyện Tân Lạc) thắp sáng trong mỗi tiết dạy, bài giảng.


Cô Bùi Thị Quy là người tiên phong trong việc đổi mới giáo dục với phương pháp giảng dạy kiến thức gắn liền trực quan sinh động.

Những thành tích ấn tượng về bồi dưỡng học sinh giỏi

Sinh năm 1965, tốt nghiệp Trung cấp sư phạm, cô Quy được phân công về công tác tại trường Tiểu học Trung Hòa. 1 năm sau, cô chuyển về công tác tại trường Tiểu học Phong Phú. Từ đó đến nay, cô đã có 34 năm gắn bó với trường Tiểu học Phong Phú. Là giáo viên năng nổ, tâm huyết, rất yêu nghề và có năng lực, nên ngay từ khi còn rất trẻ, cô Quy đã được phân công nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. Liên tục hơn 20 năm nay, mỗi năm, cô bồi dưỡng được từ 10 – 30 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh. Những năm 1996, 1997, khi Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cấp tiểu học, cô đã có học sinh đạt giải quốc gia.

Năm học 2017 – 2018, các em học sinh lớp 5A1 do cô Quy chủ nhiệm chính là đội hình nòng cốt giúp đoàn trường Tiểu học Phong Phú đoạt giải nhất toàn đoàn trong cuộc thi Olympic học sinh tiểu học huyện Tân Lạc. Hoặc trong học kỳ I năm học 2018 – 2019, Hoàng Minh Khuê (học sinh lớp 5A1) do cô Quy chủ nhiệm là người rung được chuông trong nội dung thi "Rung chuông vàng” tại Ngày hội học sinh tiểu học huyện Tân Lạc.

Đánh giá về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của cô Quy, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phong Phú cho biết: Trước tiên có thể nói cô Quy là một người đặc biệt yêu và tâm huyết với nghề. Cô là người vô cùng nghiêm túc trong công việc, yêu thương nhưng cũng nghiêm khắc với học sinh. Vì sát sao với học sinh nên cô đã chọn lựa được những học sinh có tố chất, năng khiếu để bồi dưỡng học sinh giỏi. Cô luôn tìm tòi, đổi mới, mày mò để có phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Đặc biệt, cô có rất nhiều "mẹo”, sáng kiến giúp học sinh làm toán, học tiếng Việt dễ dàng hơn. Đáng quý là cô không hề "giấu” nghề mà luôn nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp. Nhà trường đã tổ chức nhiều buổi để cô Quy bồi dưỡng kiến thức, phương pháp ôn luyện học sinh giỏi cho giáo viên trong trường. Chuyên môn tốt, uy tín trong ngành cao, được phụ huynh và nhân dân trên địa bàn tin tưởng, học sinh tin yêu, đã nhiều lần cô Quy có cơ hội được quy hoạch, đề đạt bổ nhiệm làm cán bộ quản lý, nhưng cô đều từ chối vì muốn tập trung cao nhất cho việc dạy học.

Tấm gương của tinh thần học tập không ngừng nghỉ

Chúng tôi đến gặp khi cô đang trong giờ giảng bộ môn tiếng Việt, bài "Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam”. Áo dài chính là một trong những vẻ đẹp đặc trưng, gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Việt được cô Quy nhấn mạnh. Để minh họa cho bài giảng, cô đã sử dụng nhiều video, ảnh chụp về trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ. Lời giảng cuốn hút cùng minh họa sống động khiến cho học sinh hứng thú, say sưa lắng nghe. Theo giới thiệu của cô giáo hiệu trưởng, cô Quy là "giáo viên nhiều tuổi nhất trường nhưng lại là người có số tiết dạy ứng dụng CNTT nhiều nhất trường”, là người tiên phong trong việc thực hiện đổi mới giáo dục.

Tranh thủ giờ ra chơi, cô trò chuyện với chúng tôi: Học sinh bây giờ rất thông minh, nhanh nhẹn, ưa tìm tòi khám phá đặc biệt là nắm bắt, ứng dụng CNTT nhanh nhạy. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có sự nỗ lực lớn mới đáp ứng được yêu cầu của học sinh, phụ huynh và những đòi hỏi của đổi mới giáo dục hiện nay. Bản thân tôi đã cao tuổi, còn 1 năm nữa là về hưu, việc tiếp cận, sử dụng CNTT là không hề đơn giản nhưng phải cố gắng. Buổi tối ở nhà, tôi đều dành thời gian lên mạng để tìm kiếm, tải về những thông tin, hình ảnh, video liên quan đến bài học ngày hôm sau. Các bài giảng được minh họa sinh động sẽ giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc, khắc sâu kiến thức, tập trung cao trong giờ học, yêu thích đi học.

Trao đổi về những đóng góp của cô Quy đối với giáo dục tiểu học tỉnh nhà, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Diễm, Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD&ĐT thể hiện sự tôn trọng: Cô giáo Bùi Thị Quy là một trong những giáo viên tiểu học có thành tích xuất sắc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Đã nhiều lần, cô được chọn để đi báo cáo điển hình, chia sẻ kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tại các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Điều đáng quý hơn, cô còn là tấm gương của tinh thần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, tích cực thực hiện đổi mới giáo dục bằng những việc làm cụ thể, hiệu quả. Cô là người truyền cảm hứng, là tấm gương sáng cho giáo viên noi theo về tinh thần làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp "trồng người” là niềm tự hào của giáo dục Mường Bi cũng như giáo dục tỉnh ta.

Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục