(HBĐT) - Trong xu thế hội nhập toàn cầu, hợp tác, giao lưu quốc tế là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Do đó, ngành GD&ĐT tỉnh ta đã tích cực đẩy mạnh hoạt động này trong những năm gần đây để các cơ sở giáo dục được tiếp cận với các nền giáo dục trên thế giới. Từ đó chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…


Hoạt động dạy và học của trợ giảng tiếng Anh chương trình Fulbright, Hoa Kỳ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.

Tìm hiểu về việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD&ĐT tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, chúng tôi được Tiến sỹ Lê Thị Hồng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Liên tục từ năm học 2016 - 2017 đến nay, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ luôn có từ 1 - 3 trợ giảng các bộ môn ngoại ngữ là người nước ngoài. Hiện nay, chuẩn bị cho năm học 2019 - 2020, nhà trường đang hoàn thiện các thủ tục để tiếp nhận 2 trợ giảng người Đức về dạy tiếng Anh và 1 trợ giảng người Nga về dạy tiếng Nga, thời gian làm việc tại nhà trường trước mắt là 1 năm. Ngoài ra, trong năm học, nhà trường thường xuyên đón các đoàn cán bộ, giáo viên, tình nguyện viên… về thăm, làm việc, trợ giảng ngắn ngày tại trường. Việc có giáo viên, trợ giảng là người nước ngoài làm việc tại trường đã góp phần quan trọng tạo môi trường rèn luyện bộ môn ngoại ngữ cho học sinh, giáo viên. Đây cũng là cơ hội để thầy trò nhà trường tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hóa các nước bạn.

Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD&ĐT, ngành đã phối hợp tốt với các cơ quan có thẩm quyền tăng cường hợp tác quốc tế, giữ vững hợp tác đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng, có kế hoạch hợp tác với các trường ĐH, CĐ có uy tín để trao đổi, học tập. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục. Trong đó, tiếp tục thực hiện phân cấp, trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế. 

Một số nhà trường như trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, THPT Công Nghiệp tiếp tục thực hiện ký kết thỏa thuận ghi nhớ, hợp tác với nước ngoài. Các đơn vị đã thực hiện đúng quy định và hiệu quả công tác hợp tác quốc tế với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, có chiều sâu. Các chương trình hợp tác đã tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh được trao đổi, giáo lưu với các chuyên gia nước ngoài.

 Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Hường, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình cho biết: Riêng năm học 2018 - 2019, nhà trường đã tiếp nhận 1 trợ giảng tiếng Anh từ chương trình Fulbright Hoa Kỳ; 1 giảng viên quốc tịch Pháp về giảng dạy tiếng Anh. Phối hợp với Văn phòng tiếng Anh thuộc Đại sứ quán Hà Nội tổ chức tập huấn về "Phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho học sinh người dân tộc thiểu số”; phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức tập huấn kỹ năng xin việc cho sinh viên người dân tộc thiểu số; thực hiện dự án dạy tiếng Anh cho học sinh hòa nhập khối tiểu học tại trường. Qua đó đã góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho giảng viên, sinh viên nhà trường.

Tại các trường THPT đã duy trì quan hệ hợp tác với Trung tâm Văn hóa Nga; cử đoàn giáo viên và học sinh sang học hè tại Đại học Năng lượng Matxcơva - Liên Bang Nga (MEI); đón các đoàn của các trường đại học quốc tế về thăm và làm việc. Tổ chức thành công Olympic Tin học - du học Nga. Tiếp nhận giáo viên xuất sắc của chương trình Fulbright về giảng dạy cho học sinh; trao đổi giáo viên dự án trường học đối tác của    Australia - Asean; tham gia đoàn công tác tại nước Úc; tiếp nhận các trợ giảng người nước ngoài về dạy tại trường. Tham gia dự thi và đạt giải ba "Hành trình Pháp ngữ”; tham gia "Nhịp cầu Hán ngữ”; giao lưu với Viện Khổng Tử Trung Quốc… Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 12 học sinh được nhận học bổng du học toàn phần tại Liên bang Nga.

Ngoài ra, các nhà trường cũng đã được tăng cường cơ sở vật chất thông qua các nguồn vốn viện trợ, chương trình, dự án hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là những cơ sở giáo dục vùng khó khăn.


Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục