Dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã khiến hoạt động dạy và học hoàn toàn thay đổi. Không gian dạy học giờ đây không còn là "bảng đen phấn trắng'' nữa, thay vào đó là màn hình của thiết bị công nghệ, khái niệm dạy và học qua truyền hình, trực tuyến, từ xa cũng nhanh chóng phổ biến với thầy cô, học trò …

Trong bối cảnh đó, phát huy nội lực và truyền thống dạy hay-học tốt của quận trung tâm Thủ đô và là lá cờ đầu của ngành giáo dục và Đào tạo Hà Nội 10 năm liên tục, thầy và trò quận Hoàn Kiếm đã tích cực, chủ động biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, động lực để tổ chức việc dạy và học từ xa, trên truyền hình đi vào nề nếp, hiệu quả và bước đầu có những điểm sáng tích cực.

Phát huy truyền thống dạy hay-học tốt, vượt qua
Tham gia xây dựng và giảng bài trên truyền hình là giáo viên giỏi, cốt cán

Sáng tạo trong tập huấn

Thực hiện phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", ngành giáo dục và đạo tạo quận Hoàn Kiếm đã triển khai các giải pháp dạy học qua internet, trên truyền hình một cách hệ thống, bài bản và bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

Từ yêu cầu thực tiễn là phải tổ chức tốt công tác dạy và học trực tuyến trong giai đoạn học sinh nghỉ ở nhà để phòng chống dịch bệnh Covid-19, Trưởng phòng GD-ĐT Hoàn Kiếm Vương Hương Giang đã trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác Công nghệ thông tin của ngành tổ chức tập huấn "Triển khai các giải pháp áp dụng các phần mềm tiện ích trong quản lý và dạy học online" cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về CNTT và các giáo viên bộ môn của các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

"Chương trình tập huấn được thực hiện online, chia làm nhiều ca trong ba ngày từ 16 đến 18-4. Chúng tôi bảo đảm nội dung tập huấn được cá nhân hóa tối đa phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia tập huấn như: Nhóm cán bộ quản lý, nhóm cốt cán điều phối về ứng dụng CNTT của các trường và nhóm giáo viên trực tiếp giảng dạy trực tuyến” – Trưởng phòng GD-ĐT Vương Hương Giang trao đổi.



Điểm đặc biệt trong cách làm của quận Hoàn Kiếm đến từ các giảng viên tập huấn. Chương trình tập huấn do nhóm ITT, gồm cô giáo Phạm Thị Bảo Đức, giáo viên Toán Trường THCS Nguyễn Du (Hoàn Kiếm) cùng các thầy cô từ các trường học khác trên địa bàn TP Hà Nội thực hiện. Các thầy cô đã cùng nhau nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật kiến thức công nghệ và chủ động ứng dụng trong việc giảng dạy trực tuyến tại trường của mình và giờ đây truyền đạt lại với đồng nghiệp.

Chính vì vừa là giảng viên tập huấn vừa là giáo viên trực tiếp dạy học hằng ngày với học sinh từ thời điểm bắt đầu phải nghỉ học để phòng chống dịch bệnh, nên các thầy cô đã có những cách làm hiệu quả, sáng tạo.

Việc sử dụng: Microsoft Teams, padlet, nearpod, google form,… được nhóm ITT chuyển tải sinh động tới các giáo viên thông qua việc sử dụng chính những phần mềm, ứng dụng đó để tiến hành các hoạt động theo tiến trình giờ dạy trực tuyến: điểm danh, thu thập thông tin, giao bài, tổng hợp kết quả, ….

Bên cạnh đó, các giảng viên cũng phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng công cụ, chỉ dẫn việc áp dụng chi tiết sao cho dễ sử dụng nhất, tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt hiệu quả tối đa, hướng dẫn từng bước trong quá trình dạy học trực tuyến với việc kết hợp các phần mềm tiện ích để thực hiện một giờ học đạt hiệu quả, tận dụng tối đa sự tương tác của học sinh tham gia tiết học.

Tham dự buổi tập huấn, nhiều giáo viên đã được mở rộng thêm nhiều kiến thức, kỹ năng công nghệ, giúp đạt hiệu quả hơn trong trong công việc. "Sức mạnh công nghệ từ các ứng dụng đã gợi mở cho các thầy cô giáo nhiều ý tưởng triển khai lớp học và quan trọng hơn là truyền nguồn cảm hứng đổi mới, sáng tạo biến công việc dạy học vô cùng khó khăn hiện nay trở thành cơ hội phát triển lên một tầm cao mới của cả thầy và trò” – Trưởng phòng GD-ĐT Vương Hương Giang cho biết.

Tăng cường kết nối và sự đồng hành

Bên cạnh việc tổ chức tốt hình thức dạy học trực tuyến, ngành GD-ĐT quận Hoàn Kiếm còn tích cực thực hiện hiệu quả việc dạy và học trên truyền hình, đóng góp cho chương trình những bài giảng chất lượng.

"Toàn ngành GD-ĐT Hoàn Kiếm đã tích cực vào cuộc để đồng hành cùng học sinh và phụ huynh học sinh trong các giờ học qua truyền hình” – bà Vương Hương Giang nói.

Hằng tuần, các thầy cô giáo đều gửi lịch học, bài học trên truyền hình tới học sinh và phụ huynh học sinh, cử các thầy cô giáo cùng dự các giờ học trên truyền hình để có kế hoạch bổ trợ, chữa bài tập, kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh sau mỗi giờ học. Để bảo đảm tính chuyên cần, thực học của các em, các thầy cô giáo còn kiểm tra vở ghi của học sinh sau giờ học hoặc tuần học thông qua ảnh chụp, đồng thời chốt lại kiến thức cơ bản, chữa lỗi sai, dặn dò, củng cố, giải đáp thắc mắc của các em tại các lớp học trực tuyến.



Một đội ngũ đông đảo gồm 19 giáo viên của quận đã tham gia xây dựng và giảng bài trên truyền hình là giáo viên cốt cán Phòng GD-ĐT, các trường: THCS Trưng Vương, THCS Ngô Sĩ Liên, THCS Nguyễn Du, tiểu học Trần Quốc Toản, tiểu học Thăng Long, tiểu học Trưng Vương, tiểu học Tràng An. Các thầy cô coi đây vừa là vinh dự, vừa là nhiệm vụ chính trị - chuyên môn quan trọng, ý nghĩa, bởi vậy từ các thầy cô giáo đến tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu các nhà trường đều nỗ lực đầu tư tâm huyết vào từng giáo án, từng bài giảng để bảo đảm chất lượng của các giờ dạy đến với các em học sinh.

Gia đình – Nhà trường – Xã hội luôn là mối quan hệ gắn bó mật thiết, không thể tách rời trong công tác giáo dục học sinh. Đối với công tác dạy học trong thời "Covid" việc phối hợp giữa nhà trường với các bậc cha mẹ học sinh lại càng trở nên quan trọng. Vì thế, bên cạnh việc làm tốt chuyên môn, ngành GD-ĐT quận Hoàn Kiếm đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phối hợp với các lực lượng xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh trong "cuộc chiến đặc biệt" này.

Các thầy cô giáo thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với các gia đình. Ngoài thông tin về lịch học, nội dung bài giảng, các thầy cô còn phối hợp cha mẹ học sinh hướng dẫn con học tại nhà, động viên cha mẹ học sinh tạo không gian riêng cũng như dành những điều kiện trang thiết bị thuận lợi nhất để các con tham gia đầy đủ vào các hình thức dạy học khác nhau.

"Tỷ lệ học sinh tham gia học trên truyền hình và dạy học trực tuyến của quận Hoàn Kiếm duy trì ở mức cao, đồng thời chất lượng dạy học được đảm bảo, các em học sinh vừa hào hứng tích cực trải nghiệm hình thức học tập mới mẻ, hiện đại, vừa được thúc đẩy, nâng cao, phát triển khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu” – bà Vương Hương Giang thông tin.

Trên cơ sở hướng dẫn tinh giản chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường trong quận Hoàn Kiếm đã chủ động xây dựng chương trình dạy học, kế hoạch dạy học ứng với nhiều phương án khác nhau để bảo đảm tổ chức việc dạy học đạt hiệu quả cao nhất. Khắc phục khó khăn khách quan của việc tổ chức dạy học trực tuyến như: điều kiện trang thiết bị, chất lượng đường truyền không ổn định, học sinh nhỏ tuổi, đặc biệt là học sinh cấp tiểu học còn chưa thành thạo kỹ năng tự học, tự học từ xa,… tập thể cán bộ, giáo viên ngành GD-ĐT Hoàn Kiếm đã nỗ lực phát huy tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất triển khai các nội dung công việc với cách thức vô cùng mới mẻ, chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay.

Chỉ trong một thời gian ngắn, thầy và trò Hoàn Kiếm đã nhanh chóng thích ứng, tổ chức việc dạy và học từ xa, trên truyền hình nề nếp, hiệu quả và bước đầu có những điểm sáng tích cực.

                                                          Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục