Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến được tổ chức vào ngày 8-11/8 với mục tiêu chính là xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.


Tại cuộc họp sáng 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Theo đề xuất của Bộ, nếu dịch bệnh được kiểm soát và học sinh có thể đi học trước ngày 15/6, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 8-11/8. Năm bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội vẫn giữ như năm ngoái, nhưng sẽ giảm độ khó, độ phân hóa theo như chương trình tinh giản.

Các đại biểu đã thống nhất chọn phương án tổ chức thi THPT quốc gia, nhưng tập trung vào mục tiêu chính là xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông (xét tốt nghiệp THPT), chứ không phải vừa xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh đại học như mọi năm.

Các địa phương sẽ chịu trách nhiệm về khâu tổ chức thi, coi thi, chấm thi tự luận. Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề thi, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ bài thi, tiếp tục tổ chức chấm thi trắc nghiệm trên máy tính. Trường đại học sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo đúng Luật Giáo dục Đại học.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh dù mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, kỳ thi vẫn phải đảm bảo được tổ chức nghiêm túc, khách quan, trung thực, và không nặng nề quá mức cần thiết.

So với năm 2019, phương án năm nay có phần khác biệt. Vai trò các trường đại học không được nhắc tới trong việc phối hợp với địa phương tổ chức thi, coi thi và chủ trì chấm thi trắc nghiệm. Việc giao các trường đại học chủ trì chấm bài thi trắc nghiệm được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế gian lận thi cử như năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.

Quan điểm xem xét tốt nghiệp là mục tiêu chính của kỳ thi THPT quốc gia đã nhiều lần được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập, nhất là sau vụ gian lận điểm thi năm 2018. Tuy nhiên, hầu hết trường đại học vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này là phương thức chính để tuyển sinh.



Đồ họa: Việt Chung.

Mỗi năm có khoảng 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Thí sinh sẽ dự thi ba bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và lựa chọn một trong hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Năm nay, học sinh mới học hết tuần 20 (trong 35-37 tuần) thì nghỉ Tết và nghỉ phòng Covid-19. Hiện hầu hết tỉnh, thành cho học sinh nghỉ đến khi có thông báo mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hai lần điều chỉnh khung thời gian năm học. Thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm.       

Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ hai phương án thi THPT quốc gia. Nếu dịch bệnh được kiểm soát và học sinh đến trường trước 15/6, kỳ thi vẫn được tổ chức nhưng xem xét giảm nội dung, môn thi. Ngược lại, trong trường hợp bất khả kháng, kỳ thi có thể không được tổ chức, việc xét tốt nghiệp THPT sẽ giao về cho địa phương.

Nhiều đại học đã lên phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng nếu kỳ thi THPT quốc gia không được tổ chức, như: Quốc gia Hà Nội, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Hàng hải.

                                                                  
                                                                                 Theo VNExpress

Các tin khác


Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 3-5

Chiều 17-4, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đến hết ngày 3-5 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Dở khóc, dở cười học online tiểu học

(HBĐT) - Dịch Covid-19 kéo dài đã hơn 3 tháng và diễn biến còn phức tạp, chưa biết bao giờ kết thúc. Trẻ em nghỉ học dài ngày, rơi rụng kiến thức đang là nỗi đau đầu cho ngành Giáo dục và cả xã hội, nhất là các gia đình. Dạy học online là giải pháp hợp lý đã được tính đến và đang được duy trì trong bối cảnh này. Thế nhưng, xung quanh việc học online qua mạng biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười.

Nhiều quốc gia huỷ, lùi kỳ thi tốt nghiệp quốc gia vì dịch Covid-19

Theo Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT, trước diễn biến phức tạp của của Covid-19, đối với công tác tổ chức thi và xét tốt nghiệp năm 2020, các quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế đều phải đưa ra những giải pháp để ứng phó.

Sách giáo khoa tăng giá cao, Bộ muốn áp ngay biện pháp cứng

Một số nhà xuất bản công bố giá sách giáo khoa mới với mức giá cao hơn nhiều lần giá sách giáo khoa được bán tại các năm trước. Bộ Tài chính cho rằng phải áp giá trần để phù hợp mức chi trả của người dân.  

Tính toán kỹ phương án khi các tỉnh nguy cơ thấp về COVID-19 cho học sinh đi học trước

Chiều 16/4, trao đổi với phóng viên báo Tin tức, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo - GD&ĐT) cho biết, Bộ đang tính toán phương án chi tiết để đảm bảo an toàn, công bằng cho học sinh trở lại trường học. Dự kiến, cuối tuần này công bố.

Thiếu nhi Hòa Bình thi vẽ tranh “ Ngày hội sắc màu” về phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Cuộc thi vẽ tranh "Ngày hội sắc màu” do Hội đồng Đội tỉnh phát động từ ngày 18/3 - 1/12 đang tạo nguồn cảm hứng cho thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh tham gia vẽ tranh về phòng, chống dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục