Đến thời điểm này, các trường tiểu học đang gấp rút hoàn tất các khâu cuối cùng để chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới. Bộ GD-ĐT yêu cầu kết quả chọn SGK ở tất cả các địa phương trên cả nước phải có trước 20.5 để kịp "thay sách” từ năm học tới.


Giáo viên Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) nghiên cứu chọn SGK trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch

Ghi nhận của PV Thanh Niên, đến thời điểm này, nhiều trường ở Hà Nội đã chọn xong SGK hoặc đang chờ những khâu cuối cùng bỏ phiếu lựa chọn. Phần lớn các trường đều chọn theo bộ chứ không chọn theo môn. Các trường tiểu học ở Q. Hoàn Kiếm cho biết đang hoàn tất các khâu cuối trong quy trình chọn sách và hạn chót phải báo cáo kết quả về phòng GD-ĐT là ngày 15.5.

Trường tiểu học Ngôi Sao (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) đã hoàn tất khâu lựa chọn một bộ sách duy nhất cho tất cả các môn. Bà Nguyễn Thị Hương, Phó hiệu trưởng trường này, cho biết trước khi quyết định chọn 1 trong 5 bộ SGK, hội đồng chuyên môn của trường đã nghiên cứu tất cả các bộ sách. Không phải chỉ các thành viên trong hội đồng chọn mà tất cả giáo viên (GV) dạy lớp 1 trong năm học tới đều có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và thảo luận. Sau đó, các khối trưởng thảo luận và tiến hành chọn theo quy trình mà Bộ GD-ĐT quy định. "Thật tình cờ là bộ SGK mà trường chọn thì nhiều trường khác trong quận cũng lựa chọn”, bà Hương cho biết thêm.

Tại Bắc Giang, nhiều trường tiểu học đã hoàn tất khâu lựa chọn, theo ghi nhận của Thanh Niên, việc lựa chọn rất đa dạng, nhiều trường chọn theo môn học chứ không theo bộ. Trường tiểu học Nguyễn Khắc Nhu (TP.Bắc Giang) chọn đủ một bộ nhưng không chọn nguyên bộ sách của nhà xuất bản nào. Cụ thể, trong 5 bộ SGK mà Bộ GD-ĐT phê duyệt, trường này đã chọn mỗi bộ một số sách của các môn học khác nhau. Kết quả là SGK của 9 môn học/hoạt động giáo dục ở lớp 1 được hội đồng của trường này chọn từ 4 bộ SGK. Bà Nguyên Thị Hường, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc lựa chọn này hoàn toàn căn cứ vào kết quả bỏ phiếu kín của 13 thành viên trong hội đồng chọn sách của nhà trường.

Không quá lệ thuộc vào SGK để dạy học

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho biết ngày 18.5 tới, trường sẽ họp phiên toàn thể hội đồng lựa chọn và bỏ phiếu lựa chọn đủ một bộ sách để thực hiện trong năm học tới. Ông Khang khẳng định: "Dù hội đồng có chọn bộ sách nào để giảng dạy đi chăng nữa, nhà trường cũng sẽ trang bị đủ tất cả bộ SGK để GV có thể chắt lọc, tham khảo giá trị của từng cuốn và tạo thành bài giảng của riêng mình”.

Cũng theo ông Khang, SGK giờ không còn là pháp lệnh như trước mà chỉ là tài liệu tham khảo, là phương tiện giảng dạy. Tuy nhiên, nhà trường sẽ gửi tới từng GV chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng như chương trình của mỗi môn học mà Bộ GD-ĐT đã ban hành, để GV bám sát chương trình, chuẩn kiến thức rồi tham khảo sách. "Có như vậy, năm nay trường chọn sách này, năm sau tỉnh, TP chọn sách khác cũng không lo ngại chuyện học sinh có tiếp thu được kiến thức cần đạt được theo chương trình hay không”, ông Khang chia sẻ.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Hà Nội, cho biết việc lựa chọn SGK cho năm học tới đang được giao toàn quyền quyết định cho các trường tiểu học. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, Sở ban hành tiêu chí lựa chọn để áp dụng cho tất cả các trường tiểu học trên địa bàn. Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang, cũng khẳng định trong văn bản hướng dẫn về chọn SGK: "Nhà trường cần có đủ các đầu sách được Bộ phê duyệt để GV tham khảo, tích hợp trong quá trình giảng dạy; đồng thời, chuẩn bị các ý kiến về lựa chọn SGK các năm sau”.

Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục