(HBĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh ta nằm trong top những tỉnh có điểm trung bình môn tiếng Anh thấp nhất cả nước, với 3,25 điểm. Số lượng bài thi môn tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên chỉ có 51 bài, chiếm khoảng 6% tổng số bài thi. Các bài thi tập trung chủ yếu ở mức điểm dưới 5. Những con số này đã phần nào nói lên chất lượng công tác dạy và học tiếng Anh của ngành Giáo dục tỉnh còn nhiều hạn chế.


Trường tiểu học thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) sử dụng các gốc cây, chân cầu thang, tường lớp học là không gian để học sinh tiếp cận và sử dụng tiếng Anh. 

Thực tế này đòi hỏi quyết tâm đổi mới mạnh mẽ trong việc tổ chức phong trào học tiếng Anh, cũng như xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các trường học.

Tiếng Anh không chỉ nằm trong các trang sách, gói gọn trong giờ giảng của thầy cô, mà những câu tiếng Anh đơn giản được treo lên gốc cây giữa sân trường cùng tấm bảng có hình ngộ nghĩnh; tiếng Anh theo chủ đề cùng hình vẽ minh họa được trang trí ở chân cầu thang. Tiếng Anh hiện hữu khắp nơi giúp học sinh làm quen, ghi nhớ và có thói quen nói, sử dụng tiếng Anh. Đó là cách làm khá mới, hiệu quả của trường tiểu học thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) trong việc xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh trong trường học. Cô giáo Hoàng Thị Khánh Hằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hạn chế lớn nhất trong việc dạy và học tiếng Anh thời gian qua là vấn đề giao tiếp, phát âm, môi trường sử dụng tiếng Anh. Từ khi nhà trường xây dựng môi trường học tiếng Anh với không gian mở, khắp khuôn viên nhà trường đã cho thấy học sinh rất thích thú, tích cực với việc học tiếng Anh. Chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh cũng được nâng lên rõ nét.

Xây dựng môi trường học, sử dụng ngoại ngữ là điểm quan trọng mấu chốt trong việc nâng cao chất lượng học tiếng Anh hiện nay. Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Việc tổ chức phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học, sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường nhằm tạo lập môi trường để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh phát huy hiệu quả năng lực dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng. Khuyến khích giáo viên, học sinh tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ. Đồng thời, xây dựng các giải pháp đổi mới toàn diện công tác dạy và học ngoại ngữ theo hướng phát triển kỹ năng, phát triển năng lực ngôn ngữ; phát triển tiếng Anh cộng đồng, tạo môi trường tiếng Anh cho học sinh, giáo viên. Phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ phải được triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương, trở thành việc làm thường xuyên của mỗi đơn vị, trường học từ năm học 2020-2021.

Các đơn vị, trường học sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường từ năm học 2020-2021. Tổ chức lễ phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần của nhà trường trong tháng 9 hoặc tháng 10/2020. Đưa nội dung "Phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ” thành nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tuyên truyền để khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ phục vụ nhu cầu học tập, trao đổi thông tin, công việc.

Hiện, tiếng Anh là môn thi bắt buộc với các kỳ thi tuyển sinh vào 10, thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học. Việc nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh là hết sức cần thiết. Do đó, với những mô hình triển khai thí điểm cho hiệu quả thiết thực cần tiếp tục nhân rộng. Mục tiêu đặt ra là phải nâng cao chất lượng phong trào dạy và học tiếng Anh một cách thực chất.


Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục