Theo Luật Giáo dục sửa đổi, học sinh mầm non 5 tuổi ở khu vực khó khăn sẽ được miễn học phí giống như học sinh bậc tiểu học.
Học sinh mầm non 5 tuổi vùng khó khăn sẽ không phải đóng học phí. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hôm nay, ngày 1/7, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 chính thức có hiệu lực. Khoản 4, Điều 99 của Luật quy định bổ sung đối tượng được miễn học phí là trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
Trước đó, theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, chỉ học sinh tiểu học trường công lập được miễn học phí.
Ngoài điểm mới miễn học phí cho học sinh mầm non 5 tuổi khu vực khó khăn, tại khoản 5, Điều 99 của Luật Giáo dục sửa đổi cũng quy định "trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.”
Luật cũng quy định ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí. Mức hỗ trợ do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Bên cạnh các quy định mới về học phí, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 cũng có nhiều điểm mới như nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học từ cao đẳng lên đại học, luật hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13./.
Theo Vietnamplus.vn
Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ tại buổi tập huấn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.
(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 khá đặc biệt đối với ngành GD&ĐT, là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và bắt đầu từ lớp 1. Sẽ có rất nhiều thay đổi so với những năm học trước. Ngành GD&ĐT cũng như các nhà trường đã có sự chủ động chuẩn bị trong thời gian dài, đến thời điểm này, việc đón trẻ vào lớp 1 và triển khai chương trình GDPT 2018 tại các trường học đã sẵn sàng.
(HBĐT) - Ngày 25/6, Đảng bộ Sở GD&ĐT đã tổ chức Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(HBĐT) - Ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020.
(HBĐT) - Dự kiến thời gian nghỉ hè của năm học 2019 – 2020 sẽ rút ngắn hơn so với mọi năm, do học kỳ II ngành Giáo dục (GD) đã phải nghỉ học gần 3 tháng để phòng, chống dịch Covid-19, do đó, vấn đề tuyển sinh năm học 2020 - 2021 được học sinh, phụ huynh đặc biệt quan tâm. Để chuẩn bị cho năm học mới, cũng như thực hiện việc tuyển sinh đảm bảo đúng quy định, ngành GD đã, đang khẩn trương triển khai các hoạt động hướng dẫn, tổ chức cho học sinh đăng ký, chuẩn bị nhân sự, tổ chức kỳ thi và xét tuyển sinh các cấp.
Dấu mốc quan trọng đổi mới dạy học được xác định khi có Nghị quyết số 29-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đáng chú ý, Nghị quyết nhấn mạnh, cần nhanh chóng có sự chuyển đổi từ chủ yếu dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Có năm dấu hiệu để nhà trường và xã hội thấy và nhận xét được giáo viên đã thay đổi dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh.