Sách giáo khoa mới, trường lớp đầu năm học, chương trình giáo dục mới có giảm tải việc học... là những vấn đề được Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đặt ra trong buổi làm việc tại Sở GD-ĐT TP.HCM sáng 21.7.


Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đặt câu hỏi trong buổi làm việc
ẢNH: BÍCH THANH

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM thực hiện buổi giám sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông và khảo sát tình hình triển khai thực hiện đề án xây dựng đô thị thông minh.

"Có vỏ rồi, cái ruột sẽ được chuẩn bị như thế nào ?”

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết toàn TP hiện đảm bảo tỷ lệ 292 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 - 18 tuổi) nhưng không đồng đều ở các quận, huyện. Tỷ lệ học sinh (HS) tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 70%, nhưng tại một số quận, huyện như Bình Tân, Bình Chánh, 12, Tân Phú do áp lực gia tăng dân số cơ học nên đáp ứng chưa đến 50%.

Ngoài ra, lãnh đạo sở cũng thông tin, TP đã hoàn tất bồi dưỡng cho gần 500 giáo viên cốt cán của các quận, huyện.

Cũng tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Hiếu cho hay đầu tháng 5, tất cả trường tiểu học đã hoàn tất việc lựa chọn SGK. Theo ông Hiếu, 5 bộ SGK do Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các trường tiểu học trên địa bàn TP lựa chọn, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bộ Chân trời sáng tạo do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành. Đại diện Sở GD-ĐT khẳng định việc lựa chọn SGK đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

Qua những báo cáo của Sở GD-ĐT tại buổi làm việc, ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành viên đoàn giám sát, phát biểu: "Cơ sở vật chất đã có sự đầu tư, tức là có cái vỏ rồi, vậy cái ruột sẽ được chuẩn bị như thế nào? Khi triển khai, ngành giáo dục cần quan tâm đến chỉ số hạnh phúc, HS được học, được bảo vệ sức khỏe, được an toàn thế nào trong môi trường học đường...”.

Yêu cầu công khai SGK lớp 1 trên website trường tiểu học

Trong khi đó, đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đưa ra minh chứng việc HS học 2 buổi/ngày, tối về còn phải đi học thêm, học và làm bài ở nhà đến khuya. "Vì vậy nên có sự đánh giá về chương trình 2 buổi/ngày và việc tương tác với giáo viên và HS tại trường như thế nào? Đặc biệt khi học chương trình mới, HS có còn phải đi học thêm nữa hay không?”, bà Thuận đặt câu hỏi.
Còn bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, đặt câu hỏi ngành giáo dục có những chính sách hỗ trợ đối với giáo viên dạy lớp 1 khi thực hiện chương trình mới hay không.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT, thông tin để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, giáo viên thành phố đã thực hiện việc tập huấn trực tuyến theo tài liệu của Bộ GD-ĐT. Riêng cuối tháng này, sở sẽ tổ chức tập huấn trực tiếp cho toàn bộ giáo viên lớp 1 với sự hỗ trợ từ Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Về SGK lớp 1 cho năm học mới, ông Vinh cho biết sở đã yêu cầu các trường tiểu học công khai trên cổng thông tin điện tử và thông tin cụ thể đến phụ huynh trong quá trình thực hiện tuyển sinh đầu cấp để phụ huynh nắm thông tin chuẩn bị cho con em.

Riêng về thắc mắc khi thực hiện chương trình mới, HS có phải đi học thêm, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, nói rằng TP kiên quyết với việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định, nghiêm cấm tổ chức ở bậc tiểu học. Ở những bậc học khác, phụ huynh nếu có nhu cầu cho con em tham gia thì tìm hiểu và đăng ký ở những trung tâm đã được cấp phép.


Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Biểu dương 56 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào học tập suốt đời

(HBĐT) - Ngày 16/7, huyện Yên Thủy tổ chức Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016 - 2020; Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 281/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020.

Huyện Yên Thủy: Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Yên Thủy quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bám sát định hướng Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, sự nghiệp "trồng người” của huyện được cải thiện rõ rệt.

Phối hợp chặt chẽ, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 1365, ngày 17/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2020; Thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Hoà Bình năm 2020, ngày 14/7/2020, Sở TT&TT đã có Công văn số 591/STTTT- BCVT gửi UBND các huyện, thành phố, cơ quan thông tấn, báo chí, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh đề nghị phối hợp để đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, cụ thể:

Đề thi Văn lớp 10 TPHCM: Độc, lạ, hình thức mới về ATM gạo và dịch COVID-19

Đề thi môn Ngữ văn được đánh giá là mang tính thời sự khi ra về đại dịch COVID-19 với chủ đề "Lắng nghe": Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết.

Tổ chức Childfund tại Hòa Bình tặng quà cho các xã dự án Kim Bôi, Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 14/7, tổ chức ChildFund tại Hòa Bình đã cấp sản phẩm phòng, chống Covid-19 cho người dân và học sinh tại các xã dự án thuộc huyện Kim Bôi, Tân Lạc.

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc bàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt hè

(HBĐT) - Theo khung thời gian năm học, ngày 15/7, tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, học sinh bắt đầu nghỉ hè. Xâm hại tình dục trẻ em, tai nạn thương tích và đặc biệt là đuối nước - đó là những vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng mỗi khi hè đến. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục