Nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam giúp du học sinh về nước tránh dịch Covid-19 có nhiều lựa chọn nếu muốn học tiếp đại học.


Một trường đại học tại TP.HCM có nhiều chương trình quốc tế sẵn sàng đón nhận du học sinh Việt Nam về nước học tập ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo Bộ GD-ĐT, hiện trong nước có 352 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Điều này giúp các du học sinh về nước tránh dịch Covid-19 có nhiều lựa chọn nếu muốn học tiếp đại học, nhưng sinh viên cũng cần lưu ý để chọn chương trình hợp pháp.

Mới đây, kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường đại học (ĐH), nhất là các trường có liên kết đào tạo với nước ngoài, chất lượng cao, để có phương án tiếp nhận học sinh, sinh viên (SV) về học tại Việt Nam khi có nhu cầu, hoặc đón học sinh, SV nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo này, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn cho các cơ sở giáo dục ĐH yêu cầu các trường xem xét, tiếp nhận du học sinh Việt Nam và SV quốc tế có nhu cầu, có đủ điều kiện tiếp tục học tập vào các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Bộ GD-ĐT yêu cầu việc tiếp nhận này cần phù hợp với điều kiện tuyển sinh và năng lực đào tạo của trường. Người học được tiếp nhận phải đáp ứng yêu cầu đầu vào không thấp hơn điều kiện trúng tuyển chương trình đào tạo tương ứng của trường xin chuyển đến.

Các trường cần căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập mà người học đã tích lũy trong thời gian học ở nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần cho người học. Đồng thời tiến hành rà soát, mở rộng các đối tác để phát triển các chương trình trao đổi SV quốc tế, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các hình thức hợp tác giáo dục khác.

Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo duc ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết hiện cả nước có 352 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Trong đó, ở bậc ĐH có 195 chương trình, thạc sĩ có 150 chương trình và tiến sĩ có 7 chương trình. Số lượng SV, học viên và nghiên cứu sinh đang theo học ước tính khoảng gần 30.000 người, hầu hết là trình độ ĐH, số ít còn lại là học viên thạc sĩ. Trong đó, liên kết với các trường ĐH của Pháp có 91 chương trình; Vương quốc Anh: 71; Mỹ: 38; Úc: 27; Đức: 20; Đài Loan: 19; Trung Quốc: 10; Hàn Quốc: 8...

Bà Thủy cũng khuyến cáo, người học có dự định theo học chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam và cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài cần lưu ý lựa chọn chương trình liên kết đào tạo hợp pháp là các chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng một quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo (Bộ GD-ĐT phê duyệt hoặc các cơ sở giáo dục ĐH tự chủ phê duyệt).

Theo phân tích của cán bộ phụ trách mảng đào tạo của các trường ĐH, việc về nước học thì đơn giản, nhưng sau khi hết dịch, SV có tiếp tục ra nước ngoài học tiếp hay phải học trong nước cho đến khi tốt nghiệp ĐH thì còn tùy vào việc SV học chương trình nào trong nước.


Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Đề thi Văn lớp 10 TPHCM: Độc, lạ, hình thức mới về ATM gạo và dịch COVID-19

Đề thi môn Ngữ văn được đánh giá là mang tính thời sự khi ra về đại dịch COVID-19 với chủ đề "Lắng nghe": Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết.

Tổ chức Childfund tại Hòa Bình tặng quà cho các xã dự án Kim Bôi, Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 14/7, tổ chức ChildFund tại Hòa Bình đã cấp sản phẩm phòng, chống Covid-19 cho người dân và học sinh tại các xã dự án thuộc huyện Kim Bôi, Tân Lạc.

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc bàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt hè

(HBĐT) - Theo khung thời gian năm học, ngày 15/7, tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, học sinh bắt đầu nghỉ hè. Xâm hại tình dục trẻ em, tai nạn thương tích và đặc biệt là đuối nước - đó là những vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng mỗi khi hè đến. 

Chưa bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề xuất bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bằng hình thức giá tối đa.

Cải thiện vấn đề nước sạch và vệ sinh trong trường học

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm trường mầm non Xuân Phong, xã Hợp Phong (Cao Phong) vào những ngày cuối tháng 6. Đây cũng là thời điểm diễn ra đợt nắng nóng cao điểm, gay gắt. May mắn cho học sinh ở đây là hơn 1 năm nay, từ khi chuyển về trường mới, 11 phòng học của nhà trường đều được xây dựng nhà vệ sinh khép kín, có đầy đủ nước sạch để sử dụng.

Được ký hợp đồng lao động làm chuyên môn với giáo viên tối đa 12 tháng

(HBĐT) - Đây là nội dung nổi bật trong Nghị quyết số 102/NQ-CP, ngày 3/7/2020 về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế do Chính phủ ban hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục