Phương án sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ giảm đầu mối từ 21 đơn vị thành 10 đơn vị là các trường cao đẳng (giảm 52,4%).

Chiều ngày 22/7/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã làm việc với UBND Thành phố Hà Nội về phương án sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Hà Nội: Sẽ giảm trường trung cấp, cao đẳng từ 21 xuống còn 10 đơn vị - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có 21 trường cao đẳng, trung cấp, trong đó có 10 trường trung cấp, 11 trường cao đẳng.

Tại buổi làm việc, đại diện đoàn công tác của UBND Thành phố Hà Nội đã trình bày những nội dung chính của dự thảo Đề án sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc UBND Thành phố.

Hiện nay, thành phố có 21 trường cao đẳng, trung cấp, trong đó có 10 trường trung cấp, 11 trường cao đẳng. Các lĩnh vực đào tạo bao gồm: văn hóa, nghệ thuật; Y tế; cơ khí, động lực, điện, điện tử và công nghệ thông tin; nông nghiệp; xây dựng, kinh tế; du lịch, kinh tế - tài chính (đối với các trường cao đẳng); nấu ăn, du lịch, may thời trang; kinh tế; xây dựng (đối với các trường trung cấp).

Theo đó, đề án sắp xếp được xây dựng trên mục tiêu, phương pháp của Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đề án đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng trong thời gian dài dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể về quy mô tuyển sinh, đào tạo, vị trí địa lý, khoảng cách giữa các trường, vấn đề giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp, sự tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Phương án sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng trên thuộc thành phố sẽ làm giảm đầu mối từ 21 đơn vị thành 10 đơn vị là các trường cao đẳng (giảm 52,4%).

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh: Việc sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng đã được thực hiện mạnh mẽ và là trách nhiệm của Bộ, ngành, các địa phương.

Về căn bản phải bám sát mục tiêu và phương pháp của tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW nhưng khi triển khai thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương có sự khác nhau, tùy theo từng điều kiện và yêu cầu thực tiễn.

Ông Dũng lưu ý, việc sáp nhập cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, trước hết là tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Vì vậy, vấn đề sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường cần được bàn kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện từng bước.

Về Đề án sáp nhập, UBND thành phố đã chuẩn bị khá kỹ, khả thi thể hiện trách nhiệm của UBND thành phố. Tổng cục trưởng đề nghị UBND thành phố nghiên cứu, cân nhắc thêm về phương án sắp xếp các trường.

Trước hết cần bám sát mục tiêu, phương pháp của Nghị quyết số 19-NQ/TW, gần đây là Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng về về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Sáp nhập phải đảm bảo bài toán quy mô tuyển sinh, đào tạo trong giai đoạn trước mắt và giai đoạn những năm tiếp theo.

Xác định các tiêu chí sáp nhập các trường dựa vào thực tiễn và các quy định hiện hành, khi thực hiện cần có lộ trình từng bước, thực hiện thận trọng có đánh giá rút kinh nghiệp, việc sáp nhập không chỉ là vấn đề giảm các đầu mối cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cũng phải được làm rõ trong đề án.


Theo Dân trí


Các tin khác


Du học sinh về học trường trong nước: Cần chú ý chọn chương trình hợp pháp

Nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam giúp du học sinh về nước tránh dịch Covid-19 có nhiều lựa chọn nếu muốn học tiếp đại học.

Khẩn trương hoàn thành việc ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2020

(HBĐT) - Ngày 20/7, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2020 lần 2.

Huyện Yên Thủy: Biểu dương 56 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào học tập suốt đời

(HBĐT) - Ngày 16/7, huyện Yên Thủy tổ chức Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2016 - 2020; Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 281/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020.

Huyện Yên Thủy: Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Yên Thủy quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bám sát định hướng Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, sự nghiệp "trồng người” của huyện được cải thiện rõ rệt.

Phối hợp chặt chẽ, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 1365, ngày 17/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2020; Thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Hoà Bình năm 2020, ngày 14/7/2020, Sở TT&TT đã có Công văn số 591/STTTT- BCVT gửi UBND các huyện, thành phố, cơ quan thông tấn, báo chí, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh đề nghị phối hợp để đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, cụ thể:

Đề thi Văn lớp 10 TPHCM: Độc, lạ, hình thức mới về ATM gạo và dịch COVID-19

Đề thi môn Ngữ văn được đánh giá là mang tính thời sự khi ra về đại dịch COVID-19 với chủ đề "Lắng nghe": Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục