(HBĐT) - Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa sẽ diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi được các ban, ngành liên quan, chủ chốt là ngành Giáo dục tích cực triển khai. Tất cả đều hướng đến mục tiêu tổ chức thành công kỳ thi, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, khách quan.


Học sinh trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.


Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 toàn tỉnh có 9.219 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, có 7.623 thí sinh THPT, chiếm 82,6%; 896 thí sinh GDTX, chiếm 9,7% và 700 thí sinh tự do, chiếm 7,6%. Toàn tỉnh có 37 điểm thi, với 398 phòng thi, 21 phòng chờ. Các điểm thi được bố trí tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi đúng quy định, thí sinh GDTX và thí sinh tự do không quá 40% trong mỗi điểm thi. Nhân sự tham gia các khâu tổ chức kỳ thi là 2.330 người (tăng 700 người so với năm 2019). Để chuẩn bị cho công tác coi thi, Sở GD&ĐT dự kiến sẽ huy động 1.249 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia làm nhiệm vụ tại các điểm thi.

 

Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho thí sinh là công tác ôn tập. Đồng chí Hoàng Ngọc Ánh, Trưởng Phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT) cho biết: Trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai cho giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, dạy học qua internet, trên truyền hình từ ngày 14/3 - 30/4/2020. Trong năm học 2019 - 2020, Sở đã tổ chức 4 đợt tập huấn theo cụm trường về việc nâng cao chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 12. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, tư vấn ôn thi tốt nghiệp THPT từ tháng 10/2019 đến nay. Đội ngũ giáo viên cốt cán đã nghiên cứu, phản biện bộ đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, gửi kết quả nghiên cứu, phân tích, giải chi tiết các đề tham khảo tới các nhà trường để giáo viên, học sinh lớp 12 tham khảo. Sở cũng đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức nghiêm túc các kỳ thi thử cho học sinh lớp 12 bắt đầu từ ngày 5/3/2020 nhằm giúp học sinh làm quen với kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng như thông qua kết quả thi thử để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng ôn thi.

Khác với Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc học sinh phải nghỉ học 3 tháng để thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19. Một số thay đổi của kỳ thi đã từng gây ra những lo lắng, xáo trộn tâm lý nhất định trong phụ huynh, học sinh. Do đó, Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp các cơ quan báo chí T.Ư, địa phương tuyên truyền về kỳ thi, những điểm mới, quy chế thi… Các nhà trường cũng đã tổ chức họp cha mẹ học sinh lớp 12 để tuyên truyền phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường trong công tác ôn tập trước ngày thi, thống nhất việc quản lý, đưa đón học sinh đi thi đảm bảo an toàn, đúng thời gian quy định.

Liên quan đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho kỳ thi, hiện, 37 điểm thi đã bố trí đầy đủ phòng thi, phòng chờ cho thí sinh; phòng làm việc của điểm thi, phòng đề bài thi có tủ đựng đề thi, bài thi, được lắp camera đảm bảo đúng quy định.

Kỳ thi diễn ra trong tháng 8 là mùa mưa lũ, các phương án dự phòng cũng đã được chuẩn bị. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho biết: UBND tỉnh đã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan thực hiện việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất về đi lại, ăn nghỉ cho thí sinh và người nhà thí sinh ở tất cả các điểm thi. Bảo đảm quy định phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo ANTT tuyệt đối tại các điểm thi. Vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thí sinh hoàn cảnh khó khăn. Chuẩn bị phương án trong các tình huống bất thường xảy ra như mưa bão, lũ lụt, ách tắc giao thông, dịch bệnh… trong những ngày diễn ra kỳ thi. Các điểm thi vùng sâu, xa, vùng khó khăn đều đã liên hệ với khu dân cư gần trường bố trí phòng trọ; nhà trường bố trí nhà công vụ, khu ký túc xá, liên hệ với các trường mầm non, tiểu học, THCS, PT DTNT ở gần để chuẩn bị phương án bố trí nơi ăn, ở cho học sinh khi có tình huống bất thường xảy ra trong những ngày diễn ra kỳ thi. Đồng thời, các trường được chọn đặt điểm thi cũng đã có kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ đưa đón cán bộ, giáo viên đến làm thi, bố trí chỗ ăn, nghỉ đảm bảo thuận tiện, an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm.


Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục