"Từ khâu tổ chức ra đề độ khó cao, thời gian thi kéo dài..., chúng ta đang tiệm cận với mô hình tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề của ASEAN, thế giới", Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cho hay.

Chiều ngày 5/11, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Hà Nội) đã họp Ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam năm 2020 và chuẩn bị thi Kỹ năng nghề ASEAN năm 2021 và thế giới năm 2022.

Kỳ thi Kỹ năng nghề có nhiều điểm mới

Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục Trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp nhận xét: "Chúng ta đang tiệm cận dần với mô hình tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề của ASEAN và thế giới. Ngay từ khâu tổ chức ra đề với độ khó cao, thời gian thi kéo dài đều hướng tới tiêu chuẩn quốc tế".

Tại cuộc họp, Ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam lần thứ 11 năm 2020 báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi. Theo đó, Ban tổ chức đánh giá đây là kỳ thi có số nghề tổ chức thi nhiều nhất với 34 nghề được tổ chức tại 5 hội đồng thi quốc gia và 6 trường đăng cai, quy mô lớn nhất với 49 đoàn và gần 500 thí sinh tham gia diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục Trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam cho biết, Kỳ thi Kỹ năng nghề lần thứ 11 là lần đầu tiên chúng ta đưa vào tổ chức thi 7 nghề: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và xã hội, Điều khiển công nghiệp, Thiết kế thời trang kỹ thuật số, Công nghệ nước.

Bên cạnh đó, Kỳ thi năm nay cũng là năm đầu tiên được tổ chức thi kỹ năng nghề với thời gian thi nhiều nhất từ trước đến nay. Cùng với đó là chất lượng đề thi cũng được thiết kế khó nhất từng có nhằm tiệm cận gần hơn với Kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN và thế giới.

Cũng nhằm nâng cao chất lượng cuộc thi, Ban tổ chức đã thu hút sự tham gia của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp vào thành phần BTC. Mặt khác, các hoạt động bên lề kỳ thi cũng được đẩy mạnh như: hội thảo, hội nghị, ký kết hợp tác, các hoạt động hướng nghiệp…

Kỳ thi năm nay là kỳ thi Kỹ năng nghề đầu tiên được xây dựng trang web riêng để tuyên truyền thông tin, bên cạnh hình thức livestream lôi cuốn sự quan tâm của xã hội với con số biết nói như 256.000 lượt xem video trực tiếp.

"Chúng ta đang tiệm cận dần với mô hình tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề của ASEAN và thế giới. Ngay từ khâu tổ chức ra đề với độ khó cao, thời gian thi kéo dài đều hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó là việc các trường, hội đồng tổ chức Kỳ thi nỗ lực hợp tác chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu của đề thi, chuẩn bị thi chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất để các đoàn đến tham dự thi”, ông Trương Anh Dũng - Tổng cục Trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp nhận xét.

Thời gian tổ chức Kỳ thi bị kéo dài do thiếu thiết bị kỹ thuật cao

Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các thành viên Ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam năm 2020 nêu ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm.

Có mặt tại buổi họp tổng kết, đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Nội chia sẻ rằng, phần nào việc lùi lịch thi đã khiến cho các thí sinh và các đoàn có thêm nhiều thời gian chuẩn bị và ôn luyện kỹ càng hơn, dẫn tới chất lượng thi đấu tốt hơn. Đoàn Hà Nội cũng đã tổ chức kỳ thi cấp cơ sở khá sớm (từ năm 2019). Đó là nguyên nhân đoàn Hà Nội giành kết quả cao nhất chung cuộc Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam.

Đại diện các trường tham gia công tác tổ chức Kỳ thi năm nay cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế, cùng nhau rút ra bài học để nâng cao chất lượng Kỳ thi trong những lần sau.

Ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam lần thứ 11 nhận định: Kỳ thi đã đảm bảo được 7 giá trị cốt lõi của kỳ thi "đa dạng, xuất sắc, công bằng, đổi mới, liêm chính, hợp tác và minh bạch”. Đây là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho đoàn Việt Nam tham dự thành công tại Kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN và thế giới.

Ban tổ chức Kỳ thi cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế của Kỳ thi. Trước hết là vấn đề kinh phí cấp cho tổ chức thi còn hạn hẹp, trong khi sự tham gia của các đoàn ngày càng tăng, đề thi luôn đòi hỏi kỹ năng cao, ứng dụng kiến thức, công nghệ và vật liệu mới. Thứ hai là Kỳ thi bị hoãn nhiều lần do dịch bệnh Covid-19, gây ảnh hướng đến các đoàn dự thi, công tác tổ chức của các đơn vị đăng cai, Hội đồng thi.

Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cuộc họp Ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam năm 2020 và chuẩn bị thi Kỹ năng nghề ASEAN năm 2021 và thế giới năm 2022.

Một vấn đề nữa là việc phối hợp thực hiện giữa các đơn vị tổ chức Kỳ thi gặp khó vì chưa có những trường đủ lớn có khả năng tổ chức thi nhiều nghề tập trung ở Hà Nội, do đó phải tổ chức ở nhiều nơi, khiến cho quá trình tổ chức và quản lý của các đoàn khó khăn.

Vấn đề thiếu thiết bị máy móc đạt chuẩn quốc tế để tổ chức thi cũng cần phải được giải quyết tốt hơn trong các Kỳ thi lần sau. Cụ thể là một số thiết bị kỹ thuật cao đạt tiêu chuẩn Kỳ thi cấp thế giới có số lượng cực kỳ hạn chế ở các trường đào tạo nghề. Điều này dẫn tới việc thí sinh phải chờ đợi để được tới lượt thi, kéo dài thời gian tổ chức Kỳ thi.

Rút kinh nghiệm từ quá trình tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Việt Nam lần thứ 11, BTC đưa ra một số giải pháp để tăng cường chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề cấp cơ sở, cấp quốc gia lần sau.


Theo Dân trí

Các tin khác


Tạo điều kiện cho hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật trong học sinh

(HBĐT) - Vốn nổi tiếng là vùng "đất học”, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, từ năm 2010 đến nay, hoạt động sáng tạo KHKT trong các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Thủy mới thực sự được chú trọng. Đồng chí Bùi Huy Trọng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Huyện luôn có sự đầu tư, quan tâm rất lớn đối với việc nghiên cứu, sáng tạo KHKT trong học sinh.

Chung kết cuộc thi 0lympic tiếng Anh thanh niên tỉnh lần thứ II, năm 2020

(HBĐT) - Ngày 1/11, tại Trung tâm Hoạt động thanh - thiếu niên tỉnh, Tỉnh Đoàn Hoà Bình phối hợp với Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức chung kết cuộc thi Olympic tiếng Anh thanh niên tỉnh Hoà Bình lần thứ thứ II, năm 2020.

Ngoại khóa tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Cao Phong

(HBĐT) - Tại trường THPT Cao Phong vừa diễn ra hoạt động ngoại khóa tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Cao Phong.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020

(HBĐT) - Ngày 31/10, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2019 – 2020 và giai đoạn 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2020 – 2021 và các năm tiếp theo. Đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính Phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Sở GD&ĐT gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh năm học 2020 – 2021

(HBĐT) - Ngày 30/10, Sở GD&ĐT tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh năm học 2020 – 2021. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, Sở TT&TT, thường trú Báo Nhân dân, thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Hòa Bình.

Huyện Kim Bôi: Sôi nổi Ngày hội "Khi tôi 18" năm học 2020-2021

(HBĐT) - Ngày 27/10, Huyện Đoàn Kim Bôi đã tổ chức Ngày hội "Khi tôi 18" năm học 2020-2021, thu hút đông đảo học sinh các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX, phổ thông DTNT THCS-THPT trên địa bàn huyện tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục