(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 465/QĐ-UBND, ngày 30/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnhvề việc "chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế quản lý Nhà nước và quản lý đơn vị sự nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN)", ngày 1/4/2017, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình chính thức được bàn giao từ ngành GD&ĐT sang trực thuộc quản lý của Sở LĐ-TB&XH.

 

Đồng chí quách Thị Kiều, TUV, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH 

Hiện tại, trường thực hiện đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng trở xuống cho các ngành thuộc khối kinh tế, dịch vụ, kỹ thuật nông lâm nghiệp, luật, văn phòng và công nghệ;liên kết đào tạo ở trình độ cao hơn, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về phát triển KT-XH.

Sau hơn 3 năm chuyển đổi từ giáo dục chuyên nghiệp sang lĩnh vực GDNN, nhà trường đã có những thay đổi căn bản. Từ giảng dạy theo hướng lý thuyết, nội dung và nghiên cứu chuyển sang thực hành, dạy nghề, rèn nghề; từ giảng dạy chủ yếu trên giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tế xã hội đến việc giảng dạy gắn với thực tiễn, nhu cầu xã hội, sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo hơn 12.000 lao động kỹ thuật trình độ trung cấp,cao đẳng. Học sinh, sinh viên (HSSV) ra trường có việc làm, đáp ứng được thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật cũng như các cơ sở GDNN trong tỉnh đã có những đổi mới tích cực, sáng tạo trong hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, làm thay đổi nhận thức của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Kết quả, trên địa bàn tỉnh, học sinh tốt nghiệp THCSvào học nghề (nghề ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) chiếm khoảng30%, còn lại 70% học tiếp THPT; 65 - 70% học sinh tốt nghiệp THPT so với tổng số học sinh dự thi tốt nghiệp đăng ký học nghề, chỉ khoảng 30 - 35% đăng ký vào học các trường đại học.

Sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình thực tập, rèn luyện kỹ năng bán hàng tại siêu thị tự chọn của nhà trường.

 

Nhằm thu hút HSSV vào học nghề, những năm qua, nhà trường đã biên soạn và đưa vào giảng dạy 6 chương trình cao đẳng, 17 chương trình trung cấp, 20 chương trình đào tạo nghề sơ cấp, mở nhiều ngành nghề đào tạo gắn với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh và xu hướng xã hội. Hơn 80% cán bộ, giảng viên có trình độ trên đại học, đội ngũ giảng viên tích cực tự học, tự rèn nghề, đổi mới dạy học theo hướng tích hợp và thực hành rèn nghề. Nhà trường tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, cải tạo khu ký túc xá, xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập rèn nghề như trại chăn nuôi, trồng trọt, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, xưởng may và thời trang. Hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ để HSSV thực tập nâng cao tay nghề và giải quyết việc làm sau tốt nghiệp. Đồng thời, nhà trường thực hiện tốt chính sách miễn học phí cho học sinh học hệ trung cấp, chính sách nội trú theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh học từ các trường phổ thông dân tộc nội trú vào học, học sinh mồ côi, khuyết tật... Hàng năm, trường dành từ 150 - 200 triệu đồng quỹ học bổng để thưởng cho HSSV đạt thành tích trong học tập, rèn luyện, hỗ trợ nhà ở và các chi phí sinh hoạt cho HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, giải quyết việc làm sau tốt nghiệp ra trường.

Thực hiện hợp tác đầu tư và liên kết đào tạo, nhà trường đã hợp tác với các dự án Apheda (Úc), JiCa (Nhật Bản), Helvetas (Thụy Sỹ)... đào tạo nghề cho 9.000 người, tập huấn cho 35.000 lượt cán bộ cấp cơ sở và nông dân tại tỉnhvà các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,miền Trung. Đào tạo 10 lưu học sinh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào theo hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hủa Phăn. Liên kết đào tạo với 15 trường đại học, học viện tốp đầu trong nước đào tạo hơn 3.000 kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ,góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng lao động trong tỉnh.

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng GDNN, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết - trí tuệ - hiệu quả, xây dựng đội ngũ giảng viên GDNN chất lượng cao, đủ về số lượng;đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị đào tạo nghề đồng bộ, hiện đại; tích cực, chủ động nghiên cứu khoa học, áp dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào các hoạt động của nhà trường. Mở rộng hợp tác quốc tế và trong nước. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có tay nghề cao, đa hệ, đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, chính quyền, các tổ chức CT-XH và đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

     
 Quách Thị Kiều
TUV, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH

Các tin khác


Xung quanh thông tin về việc lạm thu tại trường TH&THCS Xuất Hóa

(HBĐT) - Ngày 11 - 12/11/2020, trên một số trang facebook đăng tải thông tin về việc lạm thu tại trường TH&THCS Xuất Hóa (Lạc Sơn), thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, phụ huynh trên địa bàn. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hòa Bình đã tìm hiểu thực tế tại trường TH&THCS Xuất Hóa.

Huyện Yên Thủy: Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

(HBĐT) - Cuối tháng 10, chúng tôi có mặt tại trường mầm non Đoàn Kết (Yên Thủy) khi cô trò nhà trường đang tích cực chuẩn bị cho hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2020 - 2021. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành thi khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm và hiện là tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Hội thi được nhà trường tổ chức hàng năm nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong trường học. Thông qua hội thi, nhà trường khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để giáo viên tự học và sáng tạo, cũng như tuyên dương, nhân rộng điển hình tiên tiến trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dạy trẻ của nhà trường. Đồng thời, căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá giáo viên đầu năm và hội thi để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Huyện Lạc Thủy: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cơ sở cho 60 học viên

(HBĐT) - Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Thủy vừa tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cơ sở năm 2020 cho 60 học viên là các bí thư, phó bí thư thường trực đảng ủy, phó chủ tịch UBND, cán bộ văn phòng đảng ủy, cán bộ văn hóa các xã, thị trấn, các đồng chí báo cáo viên cấp cơ sở, cộng tác viên dư luận xã hội cấp huyện.

Thực phẩm sạch cho bếp ăn trường học

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 51 trường tiểu học, TH&THCS tổ chức bếp ăn bán trú, 99,4% trẻ ở các trường mầm non ăn tại trường. Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại các bếp ăn trường học được chú trọng. Bữa ăn của trẻ không chỉ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu mà còn đảm bảo ATTP, giúp các em phát triển một cách toàn diện. Một trong những nội dung phụ huynh đặc biệt quan tâm là nguồn gốc thực phẩm cho bữa ăn phải đảm bảo rõ ràng, thực sự sạch.

Sở GD&ĐT tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Hành trình tới tương lai”

(HBĐT) - Ngày 7/11, Sở GD&ĐT đã tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo "Hành trình tới tương lai”. Đây là hoạt động được tổ chức nhằm tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh, nhằm đạt được mục tiêu tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông.

Cưới con, lãnh đạo trường THPT Lạc Thủy B cho toàn trường nghỉ học

(HBĐT) - Vừa qua, Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được ý kiến của phụ huynh học sinh trường THPT Lạc Thủy B (xã Phú Nghĩa - Lạc Thủy) phản ánh việc Phó Hiệu trưởng phụ trách trường THPT Lạc Thủy B cho học sinh nghỉ học để tổ chức cưới con gái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục