Đồng chí Nguyễn Anh Tôn, Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra giờ thực hành của học sinh lớp khách sạn - nhà hàng.
P.V: Xin đồng chí cho biết những dấu ấn quan trọng của nhà trường trong quá trình 20 năm xây dựng trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật và 5 năm thành lập trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình?
Đồng chí Nguyễn Anh Tôn: Được sự quan tâm chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan, 20 năm xây dựng và phát triển, cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng mới, trang thiết bị được tăng cường, đáp ứng các yêu cầu đào tạo. Đội ngũ cán bộ, giảng viên đoàn kết, trách nhiệm, phát triển về số lượng,chất lượng, có 41 giáo viên dạy giỏi các cấp (quốc gia: 11 giáo viên, trường và tỉnh: 30 giáo viên). Giảng viên có trình độ trên đại học44 người, chiếm 88%tổng số giảng viên(1 tiến sỹ, 2 nghiên cứu sinh, 39 thạc sĩ, đang học sau đại học 4). 14 giảng viên nòng cốt, đào tạo cho các dự án như JiCa (Nhật Bản), Helvetas (Thụy Sỹ)... Phát triển chương trình, tổ chức đào tạo "Lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã có sự tham gia" cho tỉnh Hòa Bình, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Trung. Biên soạn 12 chương trình đào tạo cho các dự án quốc tế, 91 bài giảng giáo trình nội bộ trường. Có 275 đề tài nghiên cứu khoa học (cấp tỉnh 11, cấp cơ sở 268, cấp trường 66), 5 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế.
20 năm qua, nhà trường đã đạt được những thành tích: 1 Huân chương Lao động hạng ba,1 bằng khen Thủ tướng Chính phủ, 9 cờ thi đua (7 cờ UBND tỉnhtặng, 1 cờ Bộ Công an tặng, 1 cờ Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng). Có 68 lượt tập thể, cá nhân được tặng bằng khen các cấp, bộ, ngành, tổ chức (28 lượt tập thể, 40 lượt cá nhân); 5 cá nhân được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng; 158 lượt cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua (CSTĐ) các cấp (3 lượt đạt CSTĐ cấp tỉnh, 155 lượt đạt CSTĐ cơ sở); hơn 100 lượt cá nhân, tập thể đạt lao động tiên tiến. 1 mô hình "Nhà trường an toàn không có ma túy" từ trường được nhân rộng ra các trường toàn quốc từ năm 2014.
P.V: Trước những yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh, nhà trường đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm gì cần thực hiện trong thời gian tới, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Anh Tôn: Tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên (HSSV) phát huy "Đoàn kết - Trí tuệ - Hiệu quả"xây dựngnhà trường thành đơn vị giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu, chiến lược phát triển KT-XH củatỉnh và khu vực.
Xây dựng đội ngũ giảng viên yêu trường, tâm huyết nghề, trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có năng lực phát triển chương trình, giáo trình, bài giảng; tổ chức giảng dạy giáo dục hiệu quả; nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn và hợp tác quốc tế.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cho các ngành nghề đào tạo. Xây dựng cơ sở nội trú cho HSSV tại địa điểm số 52, đường Bà Triệu, phường Dân Chủ (TPHòa Bình). Thu hút đầu tư xây dựng các mô hình công nghệ sản xuất tiên tiến tại phường Thống Nhất (TPHòa Bình). Tiếp tục đầu tư xây dựng các mô hình, cơ sở thực hành, thực tập tại trường. Xây dựng hệ thống thông tin - thư viện đáp ứng cho nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Áp dụng công nghệ trong quản lý, điều hành,đào tạo. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến.
Tăng cường mở rộng hợp tác với các trường, học viện, doanh nghiệp, đơn vị trong nước và hợp tác quốc tế để phát triển đào tạo, trao đổihọc tập kinh nghiệm quản lý, giảng viên, HSSV, công nghệ, chương trình, giáo trình, thực hành, thực tập và giải quyết việc làm.
P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Dương Liễu (TH)