Ngày 18/12, thông tin từ sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, do nền nhiệt độ của tỉnh Lạng Sơn xuống thấp, xuất hiện rét đậm, rét hại, nhiều trường học trong tỉnh đã báo cáo Sở cho học sinh nghỉ học để tránh rét.
Giáo viên luôn chăm sóc cho giấc ngủ của học sinh đặc biệt trong những ngày nhiệt độ xuống thấp ở tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Theo đó, 102 trường Mầm non và 3 trường Tiểu học với tổng số 22.203 học sinh trong tỉnh đã cho học sinh nghỉ học. Huyện biên giới Lộc Bình là địa phương có số trường cho học sinh nghỉ học nhiều nhất, với 22 trường Mầm non và 2 trường Tiểu học.
Đối với khối Trung học Phổ thông và Cao đẳng Sư phạm, hiện chưa đơn vị nào cho học sinh nghỉ rét, tuy nhiên, trong sáng 18/12 rải rác ở các trường đã có 159 học sinh nghỉ học. Khối Giáo dục thường xuyên là 25 học sinh nghỉ học.
Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn có công văn chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về công tác phòng, tránh rét cho học sinh. Trong đó, Sở yêu cầu các đơn vị giáo dục căn cứ vào điều kiện thực tế của từng trường, diễn biến thời tiết ở từng vùng, từng buổi học để xem xét cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C đối với cấp học Mầm non, Tiểu học, dưới 7 độ C đối với cấp Trung học cơ sở và dưới 6 độ C đối với cấp còn lại. Các trường cần thông báo sớm tới phụ huynh học sinh để quản lý và đảm báo sức khỏe cho các em trong thời gian nghỉ. Đồng thời, các trường chủ động che chắn, gia cố hệ thống cửa chắn gió, đảm bảo đủ thuốc men phòng bị việc sơ cứu học sinh khi bị cảm lạnh, ho sốt…
Ngoài ra, các trường có thể chủ động lùi tiết học và điều chỉnh lịch học nếu thời tiết quá lạnh; không tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoài trời; đảm bảo chăn ấm, nước uống nóng, tăng khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng cho học sinh nội trú và bán trú…
Để đảm bảo thời gian năm học và chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh và yêu cầu các trường sau khi nghỉ rét phải bố trí cho học sinh học bù hợp lý. Các hoạt động hành chính của nhà trường vẫn diễn ra bình thường.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Từ ngày 7 - 11/12, tại trường tiểu học Sông Đà (TP Hòa Bình), Sở GD-ĐT tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2020 - 2021. Dự hội thi có 48 thầy, cô giáo đến từ 10 Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, trong đó có 22 thầy, cô là người dân tộc thiểu số.
(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh có 58,3% học sinh đăng ký dùng kết quả thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp THPT; năm 2019, tỷ lệ này là 61,8%; năm 2020 tăng lên 66,55%. Điều này cho thấy, nhận thức của phụ huynh, học sinh lớp 12 về việc chọn lựa những con đường khác nhau sau khi tốt nghiệp THPT đã có nhiều thay đổi. Học lên cao đẳng, đại học không còn là sự lựa chọn duy nhất và tối ưu. Các em đã có sự lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện, hoàn cảnh mỗi gia đình, cũng như yêu cầu của phát triển KT - XH địa phương.
Tại hội thảo "Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT công ty FPT nhắc đến "ước mơ thần tốc" trong chuyển đổi số quốc gia nói chung và trong giáo dục nói riêng.
(HBĐT) - Từ ngày 4 - 8/12, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc (Ban Dân tộc tỉnh) tổ chức bế giảng 4 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, gồm: Quý Hòa, Văn Nghĩa (Lạc Sơn); Lỗ Sơn (Tân Lạc); Thạch Yên (Cao Phong). Mỗi lớp có 30 học viên được học nghề nuôi và phòng, trị bệnh cho lợn.
Ngày nay, Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng, với thời hạn chứng chỉ là 2 năm thì nên học IELTS khi nào là thích hợp nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cuối ngày 8/12, trong khuôn khổ ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, 100% số đại biểu có mặt đã bấm nút thông qua một số nghị quyết chuyên đề và một số mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.