Thành tích của học sinh Việt Nam ở các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế do nhiều nguyên nhân, song về cơ bản có các yếu tố như công tác tổ chức thi chọn, chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng…

Điều gì làm nên thành tích huy chương Olympic quốc tế của học sinh ViệtNam? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động cho các em học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic quốc tế năm 2020 

Thi học sinh giỏi đúng thực chất

Trong 05 năm gần đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tổ chức hằng năm và được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; kết quả thi phản ánh sát đúng chất lượng thực tế về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các địa phương, đơn vị trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao thành tích của các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế.

Bộ GD-ĐT nhận định, công tác tổ chức thi và kết quả đạt được đã tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua dạy tốt học tốt của các nhà trường phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông chuyên, góp phần quan trọng thực hiện Đề án trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020 và mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Nhìn chung, thi Olympic khu vực và quốc tế của các đoàn học sinh giỏi Việt Nam đều đạt kết quả cao, trong đó, một số đội tuyển có thành tích ổn định, xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi (như: đội tuyển Toán, Hóa học, Vật lí và Tin học); nhiều học sinh xuất sắc: đoạt 2 Huy chương Vàng trong hai năm liền dự thi hoặc đạt điểm cao nhất (thủ khoa).

Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục có những chuyển biến, tiến bộ theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2017, có 34/37 lượt học sinh thuộc 07 đội tuyển tham dự Olympic khu vực và quốc tế đoạt giải đạt thành tích cao nhất so với các năm trước đó, nhất là ở các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học.

Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông  giai đoạn 2016 - 2020

Năm

Số dự thi

Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

Khuyến khích

Tống số giải

Tỷ lệ đạt giải

2016

4402

62

507

748

885

2202

50.02%

2017

4420

68

474

792

870

2204

49.86%

2018

4450

75

519

710

925

2229

50.08%

2019

4512

76

496

747

916

2235

49,53%

2020

4544

90

502

732

946

2270

49,95%

Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế 2016-2019

Năm

Số thí sinh dự thi

Huy chương

Bằng khen

Tổng số giải

Vàng

Bạc

Đồng

2016

37

9

14

11

2

36

2017

37

14

13

4

3

34

2018

38

13

14

11

0

38

2019

38

9

19

9

1

38

Điều gì làm nên thành tích huy chương Olympic quốc tế của học sinh ViệtNam? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đặc biệt, năm 2017, có 34/37 lượt học sinh thuộc 07 đội tuyển tham dự Olympic khu vực và quốc tế đoạt giải đạt thành tích cao nhất so với các năm trước đó.

Bộ GD-ĐT đánh giá, thành tích của học sinh Việt Nam tham dự các Olympic khu vực và quốc tế do nhiều nguyên nhân; song về cơ bản có 3 yếu tố:

Thứ nhất, những đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn các đội tuyển của Bộ GDĐT như: Tổ chức sớm kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia để tăng thời gian tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực; có kế hoạch, chương trình tập huấn cụ thể; tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế; trong kỳ thi chọn đội tuyển Olympic đối với môn Tin học triển khai áp dụng thi, chấm trực tiếp như hình thức tổ chức thi của quốc tế.

Thứ hai, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác coi thi, chấm thi các vòng chọn học sinh giỏi đảm bảo khách quan, trung thực, đánh giá đúng trình độ học sinh để chọn được những học sinh giỏi nhất tham dự các đoàn học sinh giỏi khu vực và quốc tế.

Thứ ba, tiếp tục duy trì, bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia và ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.

Tăng cường thanh tra, giám sát các khâu của kỳ thi

Bộ GD-ĐT cho biết, tiếp tục thực hiện Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia hiện hành cho các năm tiếp theo đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục một số hạn chế bất cập: điều động cán bộ coi thi đảm bảo nguyên tắc tăng cường giám sát lẫn nhau giữa các đơn vị dự thi; tăng cường thanh tra, giám sát các khâu của kỳ thi nhất là khâu coi thi tại Hội đồng thi của các địa phương để đảm bảo tính khách quan, trung thực.

Tăng cường huy động cán bộ, giáo viên giỏi toàn quốc giới thiệu đề phục vụ cho việc ra đề thi nhằm nâng cao chất lượng đề thi của kỳ thi.

Tiếp tục mở rộng phạm vi tham gia các hoạt động chuyên môn của kỳ thi, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để nâng cao hiệu quả tổ chức thi, tập huấn các đội tuyển Olympic.

Phát huy những điều chỉnh ở năm các năm 2017, 2018, thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với lãnh đạo phụ trách từng khâu của kỳ thi để đảm bảo tính độc lập, chủ động và nghiêm túc, khách quan trong chỉ đạo tổ chức thi.

Điều gì làm nên thành tích huy chương Olympic quốc tế của học sinh ViệtNam? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng nhì cho học sinh Lý Hải Đăng, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), đạt Huy chương Vàng tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2020.

Cần quan tâm đổi mới mô hình lớp chọn, trường chuyên

Phát biểu tại tại lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế tối 8/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Những thành tích này đã góp phần làm rạng danh cho đất nước và dân tộc. Nó cũng minh chứng thêm rằng người Việt Nam ta có đầy đủ tố chất bẩm sinh cho sự phát triển và trường tồn".

Thủ tướng biểu dương và ghi nhận kết quả xuất sắc này và cho rằng, để có được thành tích đó trước hết là sự nỗ lực của chính các cháu học sinh dưới sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo; sự quan tâm, chăm lo và động viên, khích lệ kịp thời của các bậc phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể. Đây cũng là kết quả từ sự đổi mới của ngành Giáo dục trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng các đội tuyển quốc gia tham gia các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thủ tướng cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện tốt hơn nữa, đầy đủ hơn nữa cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con cháu. Quan tâm đổi mới mô hình trường chuyên, lớp chọn cho phù hợp, hiệu quả để ngày càng đào tạo được nhiều học sinh giỏi quốc gia, quốc tế cũng như phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho tương lai của đất nước.

"Tôi tin tưởng rằng cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp tục đưa nền giáo dục Việt Nam tiến lên tầm cao mới, đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc", Thủ tướng khẳng định.


Theo Dân Trí

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục