Có vẻ nặng nề khi dùng từ "phát cuồng" nhưng thực tế không ít phụ huynh rơi vào trạng thái như vậy vì điểm số của con. Từ đó, áp lực lên con trẻ còn khủng khiếp hơn nữa...

Cô Nguyễn Thị Phương Nam, nguyên giáo viên một Trường THPT tại Q.3, TPHCM kể cô từng gặp trường hợp, không phải một lần, phụ huynh lên trường làm ầm ĩ, cho rằng giáo viên chấm điểm không công bằng, yêu cầu phúc khảo, kiểm tra lại khi điểm tổng kết của con đứng thứ 2 lớp, chỉ kém một bạn với con số nhỏ tí tí sau dấu phẩy.

Khi phụ huynh phát cuồng vì điểm số, thành tích của con - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Học sinh gánh áp lực về điểm số rất lớn từ kỳ vọng của bố mẹ (Ảnh minh họa)

Yêu cầu không được đáp ứng, phụ huynh rất bức xúc rồi quay sang đay nghiến, trách móc con học không ra gì. 

Cô Phương Nam chia sẻ, cô gặp nhiều em học trò sống khép kín, chủ động từ chối giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, thậm chí, có em có biểu hiện rất ích kỷ, nhỏ nhen. Cô tìm hiểu thì được biết, có em từ bé đã được bố mẹ chỉ dạy không chơi với ai hết, đến trường chỉ cần học và đạt điểm thật cao, còn lại đừng quan tâm đến vấn đề gì cả. 

Phụ huynh "cuồng" điểm số, thành tích như trong những trường hợp này thực tế không hề hiếm. Có thể nhìn thấy ngay trên phụ huynh hoặc gián tiếp bộc lộc qua con trẻ. 

Nhiều ông bố bà mẹ, tất cả việc học ở trường của con chỉ được gói gọn: Bao nhiêu điểm? Đứng thứ mấy?... Cả năm học của con, có khi họ quan tâm đến những lần công bố điểm trong năm học. 

Khi con điểm cao, có khi không kịp hỏi han, chia sẻ niềm vui với con đã lập tức khoe lên mạng xã hội; hay có người căng thẳng, mất ăn mất ngủ khi con điểm thấp hơn bạn, con đạt điểm dưới 10. Có người truyền sự căng thẳng đó sang con bằng đòn roi, quát mắng, hay có khi chỉ cần là tiếng thở dài, hay ánh mắt thất vọng.

Đã có trường hợp, khi con còn bé, phụ huynh có hẳn quy chế bỏ tiền ra "mua" điểm 10 của con. Một điểm 10, 9 sẽ trả tương ứng bao nhiêu tiền. 

Rồi chuyện phụ huynh can thiệp, chạy chọt qua giáo viên, mua điểm, giúp con gian lận để được đạt điểm cao cũng là một thực trạng có thật. Mục tiêu học tập duy nhất và cuối cùng của nhiều bố mẹ và nhiều học sinh chỉ là điểm số. 

Khi phụ huynh phát cuồng vì điểm số, thành tích của con - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một gia đình đưa việc thưởng tiền khi con đạt điểm cao thành hẳn "quy chế"

Phụ huynh bị điểm số dẫn lối đưa đường, khi nào cũng muốn con mình ở đầu áp lực rất lớn lên cho con trẻ. Phải chạy theo kỳ vọng điểm số, những tâm tư, khó khăn khác trong cuộc sống các em rất khó được giãi bày, sẻ chia. 

Có bà mẹ, ngay khi phải đưa con đến điều trị ở phòng khám tâm thần, bà vẫn chỉ có một băn khoăn: "Liệu thế này rồi kỳ thi sắp tới nó có đạt điểm cao được không?".

Không phải con trẻ mà phải nói, chính phụ huynh "hóa điên, phát cuồng" vì điểm số. 

Không phủ nhận, điểm số cao có những lợi thế nhất định trong việc chọn trường, thi cử. Thế nhưng, chạy theo điểm số để phải đánh đổi tinh thần, sức khỏe, sự yêu đời, sự chính trực, trung thực, phẩm giá con người... thì đó là sự lệch lạc, méo méo không điểm nào bù đắp lại được. 

Một nhà giáo dục tại TPHCM bày tỏ, khi làm việc với trẻ em nhiều nước trên thế giới, bà nhận thấy sự khác biệt lớn rất lớn với trẻ em Việt Nam.

Trẻ em Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy nhưng các em không quan tâm gì ngoài việc đi học đạt điểm cao không. Những vấn đề thời sự, phát triển bền vững, con người, môi trường... trẻ em chúng ta không quan tâm nên có khoảng cách rất lớn khi hội nhập. 

Chưa kể, phải nói sức khỏe tinh thần học trò chúng ta rất uể oải. Nhiều học trò học giỏi, kết quả học tập rất tốt, bề ngoài rất ngoan... nhưng các em không hề ổn chút nào.

Nhiều em rơi và trạng thái lo sợ, căng thẳng, chán nản, sợ thất bại và có thể buông mình bất cứ lúc nào. Vấn đề trầm cảm ở học trò cũng được được nhiều chuyên gia, nghiên cứu chỉ ra ở mức đáng sợ. 

Trong lần chia sẻ về chủ đề giáo dục con, ThS Đinh Thanh Phương, công tác tại một trường học ở TPHCM chia sẻ, phụ huynh chúng ta cần lưu ý đến những em học sinh giỏi, đạt thành tích tốt.  

Những lời ca tụng từ bố mẹ, mọi người làm các em bị áp lực rất lớn, không dám ngừng lại, luôn phải gồng mình lên. Điều này làm nên sự căng thẳng vô hình lên tinh thần con trẻ mà nhiều em không vượt qua được.

Có những học sinh có kết quả học tập rất tốt, gia đình có điều kiện, tương lai tưởng như rất tươi sáng nhưng kết cục lại rất bi thảm, có em chọn cái chết khi không thể chịu nổi áp lực... 

Theo Dân Trí

Các tin khác


Bộ GD-ĐT: Tốt nghiệp ngành Y phải qua kỳ thi sát hạch mới được hành nghề

Tất cả những người được đào tạo khối ngành sức khỏe từ các cơ sở giáo dục đại học, nếu muốn được hành nghề khám chữa bệnh phải qua các kỳ thi sát hạch, đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh.

Thành phố Hòa Bình: Điểm sáng trong công tác khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình có 19 Hội Khuyến học xã, phường, 214 chi hội khuyến học xóm, tổ dân phố và 9 ban khuyến học trực thuộc, tổng số 33.304 hội viên. Phát triển được 173/182 Ban Khuyến học ở các đơn vị bộ đội, công an, doanh nghiệp, trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp, dòng họ, đạt 95%. Đến nay, 19/19 xã, phường có lãnh đạo Hội Khuyến học được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Trung tâm Học tập cộng đồng, có lãnh đạo Hội chuyên trách.

Khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THCS năm học 2020 – 2021

(HBĐT) - Ngày 11/1, tại trường Tiểu học Sông Đà (thành phố Hòa Bình), Sở GD&ĐT đã tổ chức khai mạc hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THCD năm học 2020 – 2021.

Điều gì làm nên thành tích huy chương Olympic quốc tế của học sinh ViệtNam?

Thành tích của học sinh Việt Nam ở các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế do nhiều nguyên nhân, song về cơ bản có các yếu tố như công tác tổ chức thi chọn, chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng…

Sinh viên cần có tâm thế tạo việc làm cho mình, cho người khác

Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ giáo dục đào tạo (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên cần có tâm thế tự tạo việc làm cho mình, cho bạn mình, thay vì chỉ nghĩ đến việc làm 30 - 40 bộ hồ sơ để đi xin việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục