Vừa qua, nhiều trường đại học công lập cũng như tư thục thông báo tăng học phí, thậm chí có trường tăng gấp đôi mức học phí so với năm ngoái. Trước những lo lắng của người học và trong bối cảnh còn ảnh hưởng dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021 - 2022 ổn định như năm ngoái.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng vừa có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục và đào tạo đề nghị chỉ đạo và quán triệt thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022 và công tác chỉ đạo điều hành giá năm 2021.     


Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021 -  2022 ổn định như năm học 2020 - 2021. Ảnh: Lê Vân

Theo đó, theo phản ánh, một số địa phương, cơ sở giáo dục chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GD&ĐT để xảy ra tình trạng cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định, đặc biệt là tăng mức học phí quá cao trong bối cảnh còn ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đời sống và kinh tế của người dân đang còn gặp nhiều khó khăn.      

Để chấm dứt tình trạng này, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục, xử lý nghiêm các sai phạm; hỗ trợ sách giáo khoa học sinh, sinh viên; có chính sách đặc thù hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, bảo đảm tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa đến trường.      

Năm học 2021 - 2022, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 sẽ hết hiệu lực sau khi kết thúc năm học 2020 - 2021.     

Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP để áp dụng từ năm học 2021 - 2022 và đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Nhằm chia sẻ những khó khăn, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình người học, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021 - 2022 ổn định như năm học 2020 - 2021.

Từ năm học 2022 - 2023, mức học phí được điều chỉnh tăng theo lộ trình phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.      

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí của năm học 2021 - 2022 như năm học 2020 - 2021.     

Khi Chính phủ duyệt ban hành nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục cần rà soát thực hiện theo đúng nghị định mới được ban hành; tăng cường kiểm tra, giám sát, có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, trong đó có nội dung về quản lý học phí.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục