(HBĐT) - Những năm qua, mô hình sân chơi từ rác thải tái chế đã được nhân rộng tại địa bàn dân cư. Tuy nhiên, đưa mô hình này vào trường học là ý tưởng khá mới mẻ. Mới đây, mô hình được hiện thực hóa bởi các thầy, cô giáo là đoàn viên chi đoàn trường tiểu học Sông Đà (TP Hòa Bình).


Đoàn viên thanh niên Chi đoàn trường tiểu học Sông Đà (TP Hòa Bình) và các đơn vị phối hợp sử dụng vật liệu tái chế làm thành đồ chơi vận động cho học sinh nhà trường.

Mỗi buổi sáng, chiều, không gian khu vui chơi vận động tái chế xanh của trường tiểu học Sông Đà tràn ngập tiếng cười của học sinh. Từ những chiếc lốp xe ô tô cũ, mảnh gỗ đã qua sử dụng, đoàn viên chi đoàn trường tiểu học Sông Đà đã sáng tạo nên những chiếc xích đu nhiều màu sắc, chiếc bập bênh xinh xắn, tận dụng dụng vỏ chai đã qua sử dụng để làm mái che…

Theo cô giáo Hà Thị Hoa, Bí thư Chi đoàn trường Tiểu học Sông Đà, được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, nhân lực của Ban giám hiệu nhà trường, BCH Đoàn phường Tân Thịnh và tổ chức Đoàn tại một số cơ quan, đơn vị, đã có 10.000 vỏ chai nhựa, 200 chiếc lốp xe, 14 chiếc cửa gỗ, 300 viên đá cuội, 600 chiếc chong chóng, 120 m2 thảm cỏ… và hơn 600 ngày công lao động được huy động để sáng tạo nên sân chơi tái chế, mang thông điệp bảo vệ môi trường (BVMT). "Thông qua hoạt động, không chỉ phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ mà còn tạo điều kiện để đoàn viên chi đoàn trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng, thông qua hoạt động tình nguyện cũng nhằm phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp”- cô giáo Hà Thị Hoa cho biết.

Nhận thấy đây là hoạt động ý nghĩa, nhiều tổ chức Đoàn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã hưởng ứng. Đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nhiệt tình tham gia xây dựng khu vui chơi tái chế. Dưới bàn tay khéo léo của các ĐVTN, từ vật liệu tái chế đã tạo thành món đồ chơi thân thiện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng chí Bùi Văn Thương, Bí thư Chi đoàn Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh) chia sẻ: Được sự đồng ý của cấp ủy, lãnh đạo phòng, chúng tôi đã phối hợp cùng chi đoàn trường Tiểu học Sông Đà xây dựng khu vui chơi tái chế xanh này. Thông qua mô hình muốn lan tỏa thông điệp BVMT đến thế hệ trẻ; đồng thời, góp sức tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh nhà trường.

Được biết, với một sân chơi với những trang thiết bị như trên có giá dao động từ 200 - 250 triệu đồng, tuy nhiên, sử dụng nguyên liệu tái chế, tổng đầu tư cho sân chơi rộng hơn 120 m2 của trường Tiểu học Sông Đà có giá 70 - 80 triệu đồng.

Mô hình khu vui chơi với các vật dụng, đồ chơi được làm từ vật liệu tái chế là cách thiết thực nhằm tạo nơi vui chơi lành mạnh, bổ ích, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử, hay những chương trình giải trí không lành mạnh tràn lan trên mạng xã hội, góp phần giúp các em thiếu nhi phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa giáo dục thanh, thiếu niên về lối sống xanh, góp phần BVMT và tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội.

Đồng chí Nguyễn Duy Tư, Bí thư Thành Đoàn Hòa Bình nhận định: Sân chơi tái chế là mô hình không mới, song đưa sân chơi tái chế vào trường học là ý tưởng lần đầu tiên được cụ thể hóa tại các tổ chức Đoàn thuộc Thành Đoàn Hòa Bình. Trong thời gian tới, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng mô hình nhằm tạo thêm nhiều sân chơi lành mạnh, ý nghĩa cho thiếu nhi trên địa bàn. Quá trình triển khai, chúng tôi mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự phối hợp, đồng hành của ĐVTN không chỉ trên địa bàn thành phố.


Hải Yến


Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục