(HBĐT) - Học tập trực tuyến (HTTT) không chỉ là phương án ứng phó với tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mà còn là giải pháp quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2021 - 2025. Tại tỉnh, ngay thời gian đầu năm học 2021-2022, các cấp, ngành, phụ huynh học sinh đã cùng cộng đồng trách nhiệm để chuẩn bị các điều kiện, hướng tới sẵn sàng triển khai phương án HTTT khi cần thiết.



Hưởng ứng Chương trình "Sóng và máy tính cho em", ngày 20/9, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức quyên góp ủng hộ.

Khẩn trương rà soát điều kiện học tập trực tuyến 

Năm học này, trường THCS thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có 524 học sinh. Qua khảo sát điều kiện tham gia HTTT của học sinh toàn trường thì còn 26 học sinh chưa có các thiết bị hỗ trợ cần thiết như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh… Đây chủ yếu là con em hộ nghèo và cận nghèo, vì thế, nhà trường vận động quyên góp để mua thiết bị trao tặng, đồng thời, động viên các gia đình cố gắng khắc phục khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ cho con em học tập trong trường hợp nhà trường triển khai phương thức dạy học trực tuyến.     

Hiện nay, toàn tỉnh có 167.593 học sinh phổ thông các cấp. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các trường đã rà soát số lượng học sinh có đủ điều kiện HTTT (có thiết bị phục vụ học trực tuyến như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh…, gia đình có kết nối mạng internet). 

Kết quả rà soát cho thấy: Đối với cấp tiểu học, mới có 28.310 học sinh có thiết bị để HTTT, đạt 34,72%; 26.182 học sinh gia đình có mạng internet, đạt 32,11%. Đối với cấp THCS, có 21.653 có thiết bị (chiếm 35,09%), 19.383 học sinh gia đình có mạng internet (chiếm 32,08%); riêng đối với học sinh lớp 9, khoảng 38,76% học sinh có thiết bị, 37,19% học sinh gia đình có mạng internet. Đối với cấp THPT, 14.786 học sinh có thiết bị (chiếm 48,81%), 13.744 học sinh gia đình có mạng internet (chiếm 45,37%); riêng đối với học sinh lớp 12, khoảng 58,98% học sinh có thiết bị, khoảng 57,33% học sinh gia đình có mạng internet. 

Như vậy, với tỷ lệ học sinh có đủ điều kiện HTTT còn hạn chế như hiện nay, nhu cầu hỗ trợ thiết bị dạy học trực tuyến rất lớn. Sở GD&ĐT xác định, để triển khai dạy trực tuyến cho học sinh toàn tỉnh, cần bổ sung rất nhiều thiết bị, trong khi việc đầu tư thiết bị rất khó khăn đối với các gia đình, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vùng đặc biệt khó khăn, gia đình có đông con đi học… 

Trước thực trạng này, với tinh thần khắc phục khó khăn, ngành GD&ĐT đã có những chỉ đạo cấp bách để định hướng các đơn vị, trường học. Trong đó, Sở có tài liệu hướng dẫn việc kết nối điện thoại thông minh với ti vi thông minh để làm giải pháp cho những học sinh nhà gần nhau học chung khối lớp có thể cùng học một bộ thiết bị. Hoặc, hướng dẫn các nhà trường phối hợp nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để tăng cường năng lực hệ thống, đồng thời, trao đổi với chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh có thể chia sẻ đường truyền internet của gia đình. Trước mắt, những giải pháp thiết thực này cần được triển khai ngay, gắn với quyết tâm thực hiện nhiệm vụ kép trong năm học 2021 - 2022.

Lan tỏa tinh thần "tất cả vì học sinh thân yêu”

Tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, lễ phát động quyên góp ủng hộ học sinh vùng khó khăn và chương trình "Máy tính cho em” nhận được sự hưởng ứng tích cực. Chỉ riêng đợt quyên góp đầu tiên, 100% cán bộ, giáo viên, học sinh đã ủng hộ được trên 4.400 quyển vở cho học sinh vùng khó khăn; cán bộ, giáo viên nhà trường ủng hộ chương trình "máy tính cho em” số tiền 24 triệu đồng. Đây là nghĩa cử thiết thực nhằm chung tay hành động chăm lo cho học sinh vùng khó, góp phần lan tỏa tinh thần "tất cả vì học sinh thân yêu”.

Hòa vào quyết tâm triển khai có hiệu quả chương trình "Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT đã rà soát tình hình kết nối mạng internet, khẩn trương xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành GD&ĐT thực hiện chương trình. Kết quả thống kê đến nay, đường truyền internet đã kết nối đến 151/151 xã, phường, thị trấn. Nhìn chung, hạ tầng viễn thông khá tốt, hầu hết các khu vực nhà trường đều có internet hoặc được phủ sóng 3G, 4G. Nền tảng ứng dụng đang được sử dụng để dạy học trực tuyến cũng khá phong phú, gồm: Zoom, Google Meet, Zalo, OLM, Zavi… Tuy nhiên, toàn tỉnh còn khoảng 50 xóm vùng lõm internet, vì thế, kế hoạch thời gian tới là phủ sóng 100% điểm chưa kết nối internet di động trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, theo định hướng của Bộ TT&TT, Sở TT&TT sẽ kêu gọi các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu, đề xuất phương án miễn phí cước kết nối internet, di động tới các nền tảng dạy, học Việt Nam; vận động các doanh nghiệp ngành TT&TT tham gia ủng hộ, hỗ trợ máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương theo mục tiêu của chương trình "Máy tính cho em”.  

                                                                    Thu Trang

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục