Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học online.


Vừa qua, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn chủ trương cho phép bổ sung cơ chế để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn được xem xét vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng 7.500 tỉ đồng để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Dự kiến, tổng nguồn vốn bố trí để cho vay là khoảng 3.500 tỉ đồng, nằm trong gói tín dụng 7.500 tỉ đồng nói trên từ nguồn vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị quyết số 68 năm 2021 của Chính phủ để cho vay trả lương người lao động.

Xét đề nghị trên của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về việc bổ sung chính sách về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Trước đó, ngày 30/9, Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến. Mức cho vay được đề xuất tối đa là 7 triệu đồng trên một học sinh, sinh viên. Thời hạn cho vay dưới 1 năm, lãi suất cho vay là 0%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 6,6%, bằng với mức cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay.

Bộ Tài chính dự kiến thời gian giải ngân là từ ngày quyết định của Thủ tướng có hiệu lực đến hết 31/3/2022.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 12/9, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cả nước có 1,5 triệu học sinh ở 26 tỉnh, thành đang phải học trực tuyến nhưng chưa có máy tính để học tập.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em", kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ để học sinh có thiết bị và Internet học online.

Theo VTV.vn


Các tin khác


Ban giao nhà công vụ 3 phòng tại Trường THPT Cộng Hoà

(HBĐT) - Ngày 30/9, Công đoàn Giáo dục(CĐGD) Hoà Bình tổ chức Bàn giao nhà công vụ tại Trường THPT Cộng Hoà huyện Lạc Sơn. Về dự có các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình.

Sự thích ứng của giáo dục trong đại dịch Covid-19

Hiện nay tâm lý chung của xã hội cho rằng việc dạy và học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, là hình thức bổ sung trong thời gian dịch bệnh diễn ra. Tuy nhiên, cần có góc nhìn cởi mở và thực tế hơn. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu bài viết của GS,TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

Những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 10/2021

Chính sách về học phí của học sinh, sinh viên; tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ, thi đánh giá năng lực ngoại ngữ sẽ có hiệu lực trong tháng 10 tới.

Địa phương linh hoạt hình thức dạy học theo diễn biến dịch

Hiện nay, nhiều địa phương đã linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với tình hình kiểm soát dịch, để đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình đúng tiến độ, chất lượng giáo dục.

Ngành GD&ĐT tỉnh: Triển khai 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021

(HBĐT) -   Ngày 28/9, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2021.    

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục