Hiện nay, nhiều địa phương đã linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với tình hình kiểm soát dịch, để đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình đúng tiến độ, chất lượng giáo dục.
Sẵn sàng trong tâm dịch
Theo thống kê của các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đến ngày 28/9, cả nước có 25 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp; 13 tỉnh, thành kết hợp tổ chức dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 tỉnh, thành tổ chức dạy trực tuyến kết hợp qua truyền hình.
Dưới đây là thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT về tình hình đi học của học sinh trên cả nước:
Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, trong đó, đối với các lớp 1, 2, 6, Sở GD&ĐT đã phối hợp với đài truyền hình ghi hình các tiết dạy để hỗ trợ thêm kho học liệu cho giáo viên. Thành phố hiện có khoảng 95% học sinh cấp trung học và hơn 92% học sinh cấp tiểu học tham gia học tập theo các hình thức này.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, với hơn 70.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến và qua truyền hình, Sở dã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ và đã giảm số học sinh diện này xuống mức 42.000 em. Bên cạnh đó, gần 3% học sinh cấp tiểu học đã đăng ký học tại các địa phương khác, nơi các em cư trú trong thời gian phòng chống dịch.
Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết, với sự chung tay hỗ trợ của các cơ quan liên quan, Thành phố đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp dạy học an toàn, chất lượng.
Hà Nội cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhiều bậc nhiều phụ huynh đề nghị cho học sinh "vùng xanh” trở lại trường học, nhưng Sở vẫn tiếp tục giữ việc học trực tuyến và qua truyền hình để đảm bảo an toàn trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở đã xây dựng 4 kịch bản để học sinh trở lại trường. Trong đó, học sinh lớp 6, 9, 12 được trở lại trường học trực tiếp trước.
Chia mức độ, thời gian học
Theo Sở GD&ĐT Thanh Hóa, do nhiều huyện thực hiện giãn cách theo nguyên tắc chỉ thị 15 và chỉ thị 16, Sở GD&ĐT đã phân chia thành 3 cấp độ tổ chức dạy và học. Cấp độ 1 là địa bàn chưa thực hiện giãn cách xã hội, tất cả học sinh được đến trường bình thường; cấp độ 2 là khu vực trên địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 2 ca/ngày (sáng và chiều), mỗi ca học bố trí chỉ 50% học sinh đến trường; cấp độ 3 là khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Từ ngày 20/9 đến nay, học sinh mầm non và phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa đã trở lại trường học trực tiếp. Học sinh tiểu học chỉ học 1 buổi/ngày, không tổ chức ăn bán trú tại trường.
Còn tại tỉnh Bắc Ninh, từ ngày 24/9, địa phương cho 100% học sinh trở lại trường sau các tuần thí điểm ưu tiên một số lớp đầu cấp học trực tiếp trước. Tuy nhiên, phương án trở lại trường vẫn được đảm bảo giãn cách chia ca học theo khối lớp. Cụ thể, ở cấp tiểu học, khối lớp 1, lớp 2, lớp 5 học sáng; lớp 3, lớp 4 học chiều. Ở cấp THCS, lớp 6, lớp 9 học sáng; lớp 7, lớp 8 học chiều. Ở cấp THPT, giáo dục thường xuyên, lớp 10, lớp 12 học sáng; lớp 11 học chiều.
Tại tỉnh Bình Dương, theo báo cáo của Sở GD&ĐT, từ ngày 6/9, có nhiều nơi trong tỉnh bước vào "trạng thái bình thường mới”, 3 địa bàn còn là "vùng đỏ”; gần 200 trường học được sử dụng làm khu cách ly, khu điều trị tập trung. Dự kiến, các khu cách ly này phải đến ngày 15/10 mới bàn giao về ngành Giáo dục. Dự kiến, đầu tháng 10/2021, tỉnh Bình Dương mới tổ chức học qua truyền hình và dạy học trực tuyến một số môn học của các khối lớp, với thời lượng không quá 35 phút/1tiết, không quá 2 tiết/buổi và 3 buổi/tuần.
Do còn những điểm đỏ trong "vùng xanh” và số ca mắc mới mỗi ngày vẫn cao, Sở GD&ĐT Bình Dương đã xây dựng 4 phương án dạy học tương ứng với 4 cấp độ kiểm soát dịch, để các nhà trường linh hoạt thực hiện. Các "vùng đỏ” sẽ tiếp tục học trực tuyến. Vùng có nguy cơ cao học trực tuyến kết hợp trực tiếp với tỷ lệ thời lượng mỗi hình thức là 50-50%. Vùng có nguy cơ ở mức "vàng” có thể học trực tiếp 70% và trực tuyến 30%. Và "vùng xanh”, học sinh sẽ tới trường học trực tiếp trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế theo từng thời điểm, từng vùng; xây dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học không chỉ tính bằng năm mà theo học kỳ, thậm chí là từng tháng. Tuỳ điều kiện thực tế diễn biến dịch, các địa phương/địa bàn linh hoạt áp dụng phương thức dạy hoc trực tiếp, trực tuyến và dạy học qua truyền hình. Trong đó, với những vùng học sinh không thể tới trường, ưu tiên dạy học trên truyền hình với lớp 1, lớp 2; học sinh lớp 3 đến lớp 12 sẽ chủ đạo là học trực tuyến và bổ trợ là học trên truyền hình.
Theo báo Tin tức
Chương trình "Sóng và máy tính cho em” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát động đã nhận được gần 500 triệu đồng và hơn 3.000 thiết bị học trực tuyến do các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ.
(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện đề án "Cùng em đến trường”, nhân dịp khai giảng năm học 2021 - 2022, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã vận động các cơ sở Đoàn trực thuộc, Đoàn Thanh niên Công an các huyện, thành phố tổ chức trao tặng 10 suất học bổng cho 10 học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên học tập tốt trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học” đã đề ra nhiệm vụ cho các cấp ủy Đảng, các cấp, ngành tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên (HSSV), nhất là ở những cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên. Vì vậy, trong thời gian qua, đảng ủy các nhà trường đã tập trung rà soát, tạo nguồn, bồi dưỡng, giáo dục HSSV ưu tú để tạo nguồn phát triển đảng viên.
Ngày 24/9, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết, Tổ chức giáo dục QS (Vương quốc Anh) vừa công bố Bảng xếp hạng các đại học đạt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới năm 2022 (QS Graduate Employability Rankings 2022). Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh trên bảng xếp hạng này.
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, toàn tỉnh hiện có 15.168 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Trong đó, học sinh thuộc diện hộ nghèo là 2.735 em; học sinh thuộc diện cận nghèo là 2.416 em.
(HBĐT) - Bước vào năm học 2021 - 2022 trong bối cảnh có nhiều thách thức, ngành Giáo dục huyện Cao Phong đang triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm bám sát lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).