Hiện nay tâm lý chung của xã hội cho rằng việc dạy và học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, là hình thức bổ sung trong thời gian dịch bệnh diễn ra. Tuy nhiên, cần có góc nhìn cởi mở và thực tế hơn. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu bài viết của GS,TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

 


Học sinh trong buổi lễ khai giảng trực tuyến năm học 2021-2022

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong 2 năm qua, ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng do đại dịch để lại. Học tập vốn là một quá trình để người học được liên tục tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua bốn "làn sóng” của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp nói chung đã không ít lần bị gián đoạn.

Dù ngành giáo dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua, nhưng cũng không thể phủ nhận chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch. Bên cạnh đó, một hệ quả không dễ nhìn thấy của dịch bệnh nhưng lại có thể gây nên những tác động lâu dài là việc tâm lý của đội ngũ nhà giáo cũng như của các bậc cha mẹ đều bị ảnh hưởng, trẻ em mất đi sự giao tiếp với xã hội, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cảm xúc xã hội, đặc biệt là ở nhóm trẻ nhỏ.

Sự thích ứng của giáo dục trong đại dịch Covid-19 -0

GS,TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dịch bệnh xảy ra trong bối cảnh kỷ nguyên số đã dẫn tới những thay đổi trong cách thích ứng, vận hành, quản trị xã hội. Để ứng phó với đại dịch, ngành giáo dục cần phải có những giải pháp phù hợp với bối cảnh thực tế cũng như với xu thế phát triển của thời đại chuyển đổi số.

Giải pháp thứ nhất là hoàn thiện các chính sách quản lý trong lĩnh vực giáo dục, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán giữa các chính sách từ cao xuống thấp, từ chính sách chung đến các chính sách đặc thù của ngành. Đặc biệt cần khẳng định và thừa nhận chính thức hình thức dạy - học trực tuyến và các kết quả của quá trình dạy - học trực tuyến là hình thức, kết quả của đào tạo chính thống, có sự ổn định, chất lượng, lâu dài.

Hiện nay tâm lý cho rằng việc dạy và học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, là hình thức bổ sung trong thời gian dịch bệnh diễn ra là tâm lý chung của hầu như tất cả mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên cần có góc nhìn cởi mở và thực tế hơn, bởi không chỉ đến khi dịch bệnh diễn ra thì việc chuyển đổi số trong giáo dục mới bắt đầu được triển khai mà đây đã và đang là xu thế phát triển trong xã hội hiện đại. Dịch bệnh chỉ là bối cảnh để quá trình này buộc phải đẩy nhanh hơn nữa. Vì thế cần có sự định hướng đúng từ những chính sách của Đảng, Nhà nước trong các chính sách để việc triển khai được thuận lợi hơn và những kết quả của quá trình dạy - học trong bối cảnh mới được ghi nhận một cách chính xác và xứng đáng hơn.

Giải pháp thứ hai là bảo đảm mọi điều kiện để việc học tập của người học được diễn ra thuận lợi, an toàn. Một là, mọi hoạt động dạy - học đều phải đảm bảo nghiêm túc các quy tắc phòng dịch; đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, sinh viên được tiêm vaccine đầy đủ. Việc bảo đảm an toàn cho đội ngũ giảng dạy và người học là yếu tố tiên quyết để "bình thường hóa” hoạt động học tập.

Hai là, tăng cường nhận thức và kỹ năng cho cả hai nhóm đối tượng là giáo viên và phụ huynh. Trong hai năm qua có thể nhận thấy một thực tế là dù xu hướng chuyển đổi số đã diễn ra và len vào cuộc sống của tất cả mọi người, nhưng tâm lý và kỹ năng của cả giáo viên cũng như phụ huynh đều chưa được chuẩn bị kỹ càng khi phải đối mặt với những điều kiện mới. Vì vậy không chỉ người học cần thích nghi mà cả đội ngũ giáo viên và phụ huynh cũng cần rèn luyện các kỹ năng buộc phải có trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cần nhận thức và chấp nhận rằng việc chuyển đổi số trong giáo dục sẽ là một quá trình dài lâu và ổn định.

Ba là, tăng cường hạ tầng, bảo đảm thiết bị phần cứng và phần mềm đáp ứng việc chuyển đổi số trong thời kỳ dịch bệnh. Yếu tố mấu chốt để việc chuyển đổi số trong giáo dục có thể diễn ra một cách rộng rãi và hiệu quả là có đầy đủ các phương tiện, công cụ dạy và học. Cần có hạ tầng mạng phủ khắp các địa phương và ổn định dù là ở vùng sâu, vùng xa; cần đảm bảo người học có đủ thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến; cần có nền tảng dạy học được Việt hóa, dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng và phù hợp với đặc thù của từng cấp học.

Giải pháp thứ ba là tăng cường và phối hợp đa dạng các hình thức giáo dục. Việc dạy học trong giai đoạn dịch bệnh đã và đang được triển khai trực tuyến qua mạng Internet hoặc qua sóng truyền hình. Tuy nhiên cần mở rộng hơn nữa các hình thức dạy học để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của những người học khác nhau như: có các chương trình dạy học qua radio; chuyển phát tài liệu học tập đến tận nhà….

Bên cạnh đó, nên khai thác đội ngũ giáo viên hoặc trí thức về hưu quan tâm và muốn tham gia giúp đỡ tại chính cộng đồng họ đang ở để tạo những nhóm nhỏ học tập trẻ nhỏ. Bởi thậm chí còn hơn cả việc tích lũy kiến thức, việc được duy trì giao tiếp xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bản thân của trẻ nhỏ.

                                                                 Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Cần cộng đồng trách nhiệm để triển khai phương án học tập trực tuyến

(HBĐT) - Học tập trực tuyến (HTTT) không chỉ là phương án ứng phó với tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mà còn là giải pháp quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2021 - 2025. Tại tỉnh, ngay thời gian đầu năm học 2021-2022, các cấp, ngành, phụ huynh học sinh đã cùng cộng đồng trách nhiệm để chuẩn bị các điều kiện, hướng tới sẵn sàng triển khai phương án HTTT khi cần thiết.

Linh hoạt dạy và học trực tuyến nơi tâm dịch - Bài 1: Đảm bảo quyền học tập cho trẻ

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo quyền học tập của trẻ em, dù nhiều hoạt động kinh tế xã hội khác bị ngưng trệ do giãn cách xã hội nhưng TP phố Hồ Chí Minh vẫn quyết tâm và đã bắt đầu năm học mới 2021–2022 bằng hình thức dạy và học trên internet.

Rà soát học sinh toàn tỉnh về điều kiện học tập trực tuyến

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 167.593 học sinh phổ thông. Trong đó, có 81.537 học sinh tiểu học; 55.763 học sinh THCS; 30.293 học sinh THPT. Vừa qua, ngành GD&ĐT tỉnh đã tiến hành rà soát tình hình học sinh có đủ điều kiện để học tập trực tuyến.

Hà Nội tặng máy tính cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình "Sóng và máy tính cho em” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát động đã nhận được gần 500 triệu đồng và hơn 3.000 thiết bị học trực tuyến do các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ.

Trao tặng 10 suất học bổng cho học sinh hoàn cảnh khó khăn năm học 2021 - 2022

(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện đề án "Cùng em đến trường”, nhân dịp khai giảng năm học 2021 - 2022, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã vận động các cơ sở Đoàn trực thuộc, Đoàn Thanh niên Công an các huyện, thành phố tổ chức trao tặng 10 suất học bổng cho 10 học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên học tập tốt trên địa bàn tỉnh.

Phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên

(HBĐT) - Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học” đã đề ra nhiệm vụ cho các cấp ủy Đảng, các cấp, ngành tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên (HSSV), nhất là ở những cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên. Vì vậy, trong thời gian qua, đảng ủy các nhà trường đã tập trung rà soát, tạo nguồn, bồi dưỡng, giáo dục HSSV ưu tú để tạo nguồn phát triển đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục