Theo nội dung văn bản hỏa tốc ngày 31/10/2021, UBND TP Hà Nội thống nhất với chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh Hà Nội trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Đối tượng học sinh được ưu tiên quay lại trường học trực tiếp vào thứ hai, ngày 8/11 tới đây, là các khối lớp đầu cấp, cuối cấp và các lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, thay sách giáo khoa, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp (học sinh lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12).
Học sinh trở lại trường phải thực hiện các quy định về phòng dịch. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Học sinh những khối lớp còn lại tiếp tục học trực tuyến. Riêng cấp mầm non vẫn nghỉ học.
Những địa bàn mà học sinh được đến trường học trực tiếp là các xã, phường, thị trấn của 18 huyện và thị xã, có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 trong vòng 14 ngày (tính đến ngày 8/11), không có các ca F0 trong cộng đồng.
Những trường có học sinh trên nhiều địa bàn khác nhau thì nhà trường phải xác định, nắm rõ thông tin của các học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học của địa phương nơi học sinh cư trú.
Với học sinh ở các quận nội thành, vẫn chưa có phương án đi học trực tiếp cụ thể.
Đồng thời, Hà Nội cũng ban hành hướng dẫn các nhà trường trong việc đón học sinh đến trường.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục phải có phương án bảo đảm giãn cách, giảm sĩ số học sinh/buổi dạy. Giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng chống COVID-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; Không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân.
Ngoài ra, chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày, tổ chức dạy học luân phiên, đảm bảo an toàn sức khỏe học sinh; kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến hợp lý với những nội dung giảng dạy, đạt hiệu quả cao nhất.
Việc cho học sinh trở lại trường cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo thận trọng, lấy địa bàn cấp xã, phường, thị trấn để đánh giá và xây dựng tiêu chí, làm từng bước thận trọng nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn về sức khỏe cho giáo viên và học sinh.
Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 cấp huyện, thị xã phê duyệt phương án cụ thể cho học sinh đi học trở lại của các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trực thuộc.
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, tại địa phương nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
*Trước đó, Sở Y tế Hà Nội vừa chính thức công bố phân vùng nguy cơ dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố tại 579 xã, phường, thị trấn thuộc 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, quy định cấp độ dịch ở 18 huyện, thị xã, cụ thể:
Huyện Ba Vì có 8 ca, trong đó có 2 ca cộng đồng. Trong 31 xã, thị trấn của huyện có 2 xã Cam Thượng, Phong Vân thuộc cấp độ 2; còn lại đều là cấp độ 1.
Huyện Chương Mỹ có 16 ca, trong đó có 6 ca cộng đồng. 5 phường: Đại Yên, Đông Sơn, Phụng Châu, Thuỷ Xuân Tiên, Xuân Mai thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.
Huyện Đan Phượng có tổng 46 ca, trong đó có 9 ca cộng đồng. 5 phường: Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.
Huyện Đông Anh có 377 ca, trong đó có 146 ca cộng đồng. 7 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Mai Lâm, Tàm Xá, Xuân Canh thuộc cấp độ 1, còn lại đều thuộc cấp độ 2.
Huyện Gia Lâm có 58 ca, trong đó có 29 ca cộng đồng. 6 xã: Bát Tràng, Đa Tốn, Đặng Xá, Đông Dư, Kim Sơn, Yên Viên thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.
Huyện Hoài Đức có tổng cộng 79 ca, trong đó có 26 ca cộng đồng. Huyện có 6 xã, thị trấn: An Khánh, An Thượng, La Phù, Sơn Đồng, thị trấn Trôi, Yên Sở thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp 1.
Huyện Mê Linh có 33 ca, trong đó có 13 ca cộng đồng. Huyện có 6 xã: Chu Phan, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Thanh Lâm, Tiền Phong thuộc cấp độ 2, còn lại thuộc cấp độ 1.
Huyện Mỹ Đức có 24 ca, trong đó có 11 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: An Mỹ, Hương Sơn, Mỹ Thành, Phúc Lâm thuộc cấp độ 2; còn lại thuộc cấp độ 1.
Huyện Phú Xuyên có 30 ca, trong đó có 5 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: Hoàng Long, Sơn Hà, Văn Hoàng, Vân Từ thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.
Huyện Phúc Thọ có 14 ca, trong đó có 7 ca cộng đồng. Huyện có 1 xã Hiệp Thuận thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1. Huyện Quốc Oai có 43 ca, trong đó có 25 ca cộng đồng. Huyện có xã Cấn Hữu và thị trấn Quốc Oai thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.
Huyện Sóc Sơn có 40 ca, trong đó có 14 ca cộng đồng. Huyện có 7 xã: Hiền Ninh, Mai Đình, Phú Cường, Phú Minh, Trung Giã, Việt Long, Xuân Thu thuộc cấp độ 2, còn lại đều thuộc cấp độ 1.
Thị xã Sơn Tây có 12 ca, trong đó có 5 ca cộng đồng. Thị xã có 4 phường: Lê Lợi, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.
Huyện Thạch Thất có 91 ca, trong đó có 28 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: Cẩm Yên, Liên Quan, Phùng Xá, Tiến Xuân thuộc cấp độ 2, còn lại cấp độ 1.
Huyện Thanh Oai có 17 ca, trong đó có 4 ca tại cộng đồng. Huyện có 3 xã: Bích Hoà, Cao Viên và Cự Khê thuộc cấp độ 2, còn lại đều cấp độ 1.
Huyện Thanh Trì có 395 ca, trong đó có 125 ca cộng đồng. Huyện có 3 xã: Thanh Liệt, Văn Điển, Yên Mỹ thuộc cấp độ 1, còn lại đều cấp độ 2.
Huyện Thường Tín có 165 ca, trong đó có 68 ca cộng đồng. Huyện có 12 xã: Dũng Tiến, Duyên Thái, Hiền Giang, Hồng Vân, Liên Phương, Nguyễn Trãi, Ninh Sở, Tân Minh, Thường Tín, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Văn Phú thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.
Huyện Ứng Hoà có 18 ca, trong đó có 7 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: Đồng Tiến, Hoà Xá, Minh Đức, Trường Thịnh thuộc cấp độ 2, còn lại cấp độ 1.
Theo Baotintuc.vn
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 25/10, cả nước có 23 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp; 15 tỉnh, thành phố kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến và học qua truyền hình; 25 tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
(HBĐT) - Ngày 25-29/10, Hội người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế tại Việt Nam (HAI) tổ chức hội nghị tập huấn ban đầu về thành lập, quản lý và vận hành Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (CLBLTHTGN) cho 10 CLB thành lập năm 2021 trong Dự án "Giảm nhẹ tính dễ tổn thương về thu nhập và sức khỏe NCT Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” (VIE071). Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, thông qua Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
HĐND TP Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ năm học 2021 - 2022.
(HBĐT) - "Sau 4 ngày tổ chức sự kiện "Đổi giấy lấy cây” năm 2021, Câu lạc bộ (CLB) sách và hành động (BnA) trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã thu được trên 1.200 kg giấy vụn, 538 chai nhựa. Đây là nguồn động viên lớn để CLB có thêm những hoạt động thú vị khác trong tương lai, biết đâu, chúng em sẽ sớm khởi động một ý tưởng khởi nghiệp mới mẻ, sáng tạo và ý nghĩa” - Chủ nhiệm CLB Nghiêm Thị Như Quỳnh phấn khởi cho biết.
(HBĐT) - Ngày 22/10, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành: Sở GD&ĐT, Nội vụ, Tài chính, KH&ĐT, Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh.