(HBĐT) - "Sau 4 ngày tổ chức sự kiện "Đổi giấy lấy cây” năm 2021, Câu lạc bộ (CLB) sách và hành động (BnA) trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã thu được trên 1.200 kg giấy vụn, 538 chai nhựa. Đây là nguồn động viên lớn để CLB có thêm những hoạt động thú vị khác trong tương lai, biết đâu, chúng em sẽ sớm khởi động một ý tưởng khởi nghiệp mới mẻ, sáng tạo và ý nghĩa” - Chủ nhiệm CLB Nghiêm Thị Như Quỳnh phấn khởi cho biết.


Dự án "Đổi giấy lấy cây" của CLB BnA trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) được đánh giá cao về tính thiết thực, giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh, sinh viên.

"Đổi giấy lấy cây” là một dự án về môi trường do các thành viên CLB BnA chung tay thực hiện. Tiếp nối thành công của những năm trước, đầu tháng 10/2021, CLB đã tổ chức sự kiện truyền thống của mình, thu hút hàng trăm lượt "khách hàng” đến đổi rác lấy những cây sen đá nhỏ nhỏ xinh xinh. Để tham gia hoạt động, học sinh cần thu gom các loại rác là giấy, lon bia, chai nhựa… mang đến đổi cho CLB, nhận những cây sen đá màu xanh đẹp mắt, thân thiện với môi trường. Cứ 40 chai nhựa hoặc lon bia, hoặc 4 kg giấy hay 4 kg thùng bìa các tông… đổi được 1 cây. Rác mang đến cần sạch, khô để đảm bảo hiệu quả trong quá trình xử lý, tái chế. Đây là cách làm thiết thực, giúp CLB thu gom một lượng rác thải lớn, trao tặng nhiều mầm sống xanh và quan trọng hơn là góp phần thiết thực thay đổi suy nghĩ, hành động, giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên (HSSV). 

Được biết, những năm qua, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ luôn chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tạo môi trường giáo dục năng động cho học sinh thỏa sức sáng tạo, phát triển những ý tưởng khởi nghiệp. Thầy Bùi Văn Đường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chính môi trường năng động, linh hoạt đã giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thắp sáng tinh thần sáng tạo trong các thế hệ học sinh, đồng thời, tạo nền tảng thuận lợi để học sinh phát huy được sở trường, mạnh dạn triển khai sớm các hoạt động lập thân, lập nghiệp ngay cả khi chưa rời ghế nhà trường. Điển hình như năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 2 dự án với 4 học sinh tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia thì cả 4 học sinh đều của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, cả 2 dự án đều đạt giải dự án có triển vọng, được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen; trường có 3 học sinh đạt giải nhất liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc năm 2020 của T.Ư Đoàn tổ chức. Ngoài ra, trường còn tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhiều cuộc thi, nhiều hoạt động trải nghiệm để khám phá bản thân, xác định được xu hướng việc làm, từ đó có được những lựa chọn phù hợp khi lập thân, lập nghiệp.

Trên phạm vi toàn tỉnh, ngành GD&ĐT luôn chú trọng, khuyến khích tạo môi trường giáo dục năng động, linh hoạt để thắp sáng tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong HSSV. Hàng năm, Sở GD&ĐT thường phát động cuộc thi HSSV với ý tưởng khởi nghiệp, hướng tới các đối tượng HSSV. Theo định hướng của Sở, các dự án khởi nghiệp tham dự cuộc thi cần hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, với các lĩnh vực phong phú như khoa học công nghệ, chế tạo sản phẩm, giáo dục, y tế, dịch vụ…

Từ năm 2020, UBND tỉnh ban hành đề án "Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025”. Đề án được thực hiện với các hoạt động chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp; tạo môi trường hỗ trợ HSSV khởi nghiệp bằng cách khuyến khích việc thành lập các CLB khởi nghiệp tại các nhà trường; tăng cường liên kết hoạt động của tổ chức, đoàn thể, đưa HSSV đi thăm quan, học tập thực tế… Cùng với đó, cấp tỉnh sẽ triển khai các hoạt động cụ thể như tổ chức hoạt động truyền thông, hội thảo, cuộc thi…; kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư hỗ trợ HSSV khởi nghiệp; thực hiện cơ chế, chính sách và hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của HSSV... Bằng cách đó, cả hệ thống chính trị, các tổ chức và toàn xã hội chung tay cùng ngành giáo dục thực hiện mục tiêu: Tạo môi trường thuận lợi để thắp sáng tinh thần khởi nghiệp trong HSSV.

Thu Trang

Các tin khác


Thích ứng an toàn khi sinh viên trở lại học tập

Tình hình dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát, nhiều trường đại học đã chuẩn bị các phương án cho sinh viên trở lại học tập trực tiếp tại giảng đường. Tuy nhiên, để hàng chục nghìn sinh viên mỗi trường từ khắp các địa phương đến giảng đường học trực tiếp vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.

TP Hồ Chí Minh: Nhiều trường cho phép sinh viên đến trường thực hành, thí nghiệm

Sau khi tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát, TP Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương nới lỏng giãn cách, một số trường đại học trên địa bàn đã có kế hoạch cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp.

Các địa phương tổ chức dạy học ra sao với 4 cấp độ dịch ?

Theo Bộ GD-ĐT, địa bàn có cấp độ dịch Covid-19 ở mức độ 1 và 2 cần tổ chức cho học sinh học trực tiếp; cấp độ 3 có thể kết hợp cả 2 hình thức… Vậy, các địa phương nói gì về hướng dẫn này?

Phú Thọ tập trung phòng, chống Covid-19 trong trường học

Những ngày gần đây, trên địa bàn TP Việt Trì (Phú Thọ) phát hiện nhiều học sinh tại hai trường tiểu học và THCS Chu Hóa nhiễm Covid-19. Tỉnh Phú Thọ đã, đang triển khai nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất khả năng lây lan dịch trong các trường học trên địa bàn.

Huyện lương Sơn: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành GD&ĐT huyện Lương Sơn đã thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Nhờ đó, quy mô trường học phát triển ổn định; cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo; công tác quản lý, dạy và học không ngừng sáng tạo, nâng cao... ngày càng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của địa phương.

Ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhà giáo, học sinh, sinh viên

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Đảng đoàn Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về tác động của dịch đối với các lĩnh vực giáo dục và nhiều lĩnh vực khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục