HĐND TP Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ năm học 2021 - 2022.

Cụ thể, từ tháng 10/2021, các cơ sở giáo dục mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp của TP Hà Nội sẽ được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để trang bị cơ sở vật chất như: Trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, kinh phí sửa chữa lớp học… để có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy trẻ.

Chú thích ảnh

Giáo viên thực hiện video hướng dẫn trẻ phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.

UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non đủ điều kiện như sau: Đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết là cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. Mức hỗ trợ, đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập có quy mô dưới 3 nhóm lớp là 20 triệu đồng; từ 3 nhóm lớp trở lên là 40 triệu đồng.  

TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định. Trường hợp cơ sở giáo dục đã được hưởng chính sách hỗ trợ, khi chuyển đổi chủ cơ sở sẽ không được xem xét hỗ trợ lần 2.

Trước đó, Hà Nội quyết định một số chính sách đặc thù hỗ trợ cán bộ, người lao động làm việc tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động, nhưng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng chống dịch COVID-19 và không thuộc đối tượng được quy định tại chương IV Quyết định 23/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

                                                                          Theo báo Tin tức

Các tin khác


Trường tiểu học Lý Tự Trọng: Duy trì thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành giáo dục về tăng cường công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, trường tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) đã, đang tiếp tục duy trì, thực hiện tốt các biện pháp PCD.

Thích ứng an toàn khi sinh viên trở lại học tập

Tình hình dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát, nhiều trường đại học đã chuẩn bị các phương án cho sinh viên trở lại học tập trực tiếp tại giảng đường. Tuy nhiên, để hàng chục nghìn sinh viên mỗi trường từ khắp các địa phương đến giảng đường học trực tiếp vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.

TP Hồ Chí Minh: Nhiều trường cho phép sinh viên đến trường thực hành, thí nghiệm

Sau khi tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát, TP Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương nới lỏng giãn cách, một số trường đại học trên địa bàn đã có kế hoạch cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp.

Các địa phương tổ chức dạy học ra sao với 4 cấp độ dịch ?

Theo Bộ GD-ĐT, địa bàn có cấp độ dịch Covid-19 ở mức độ 1 và 2 cần tổ chức cho học sinh học trực tiếp; cấp độ 3 có thể kết hợp cả 2 hình thức… Vậy, các địa phương nói gì về hướng dẫn này?

Phú Thọ tập trung phòng, chống Covid-19 trong trường học

Những ngày gần đây, trên địa bàn TP Việt Trì (Phú Thọ) phát hiện nhiều học sinh tại hai trường tiểu học và THCS Chu Hóa nhiễm Covid-19. Tỉnh Phú Thọ đã, đang triển khai nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất khả năng lây lan dịch trong các trường học trên địa bàn.

Huyện lương Sơn: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành GD&ĐT huyện Lương Sơn đã thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Nhờ đó, quy mô trường học phát triển ổn định; cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo; công tác quản lý, dạy và học không ngừng sáng tạo, nâng cao... ngày càng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục