(HBĐT) - "Em từ bản Dao/ Em từ bản Mường/ Em đến trường nội trú thân thương/ Sớm chiều vang tiếng hát tiếng cười/ Bao điểm 10 nở từng trang sách mới/ Thầy cô cho em hành trang vào đời...” - thầy Phạm Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú huyện Cao Phong (nay là trường PTDTNT THCS&THPT huyện Cao Phong) xúc động đọc những vần thơ tâm huyết khiến ông bồi hồi nhớ lại những năm tháng gắn bó với mái trường thân yêu…


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trò chuyện, chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GD&ĐT.

Gần 20 năm trước, thầy Phạm Hùng lúc bấy giờ là Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục huyện Cao Phong được phân công làm Hiệu trưởng trường PTDTNT huyện - mái nhà chung của con em các dân tộc trong huyện (ra đời ngày 6/8/2002 - tức chỉ vài tháng sau khi huyện Cao Phong thành lập). Gắn bó từ những năm đầu sơ khai, khi trường còn chưa có trụ sở, thầy trò phải đi học nhờ suốt 2 năm 9 tháng ở trường TH&THCS Bắc Phong, phải nấu cơm bằng chảo, vào nhà dân xin từng bó củi, bó rau… Khó khăn chồng chất khó khăn, nên hôm nay trở về thăm trường cũ, thấy trường xưa đã đổi khác hoàn toàn, thầy vô cùng hạnh phúc.

Cô Nguyễn Thị Lợi, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT cũng có nhiều năm gắn bó nên hiểu rõ từng thách thức trên hành trình phát triển của ngành GD&ĐT tỉnh, đặc biệt từ thời kỳ tái lập tỉnh (năm 1991) đến nay. Cô nhớ lại: "Thời kỳ đầu tái lập tỉnh, thiếu trường, thiếu lớp, chủ yếu là nhà tranh tre vách nứa, cái thiếu cơ bản nhất là đội ngũ giáo viên, vừa thiếu vừa yếu, vừa không đồng bộ. Bao nhiêu khó khăn phải đối mặt, bao nhiêu thách thức cần vượt qua, nhìn lại mới thấy thấm thía rằng, trong mỗi thành quả đạt được đều có rất nhiều mồ hôi, nước mắt, rất nhiều tâm huyết và trí lực của những người làm công tác giáo dục. Chính những lẽ đó đã đặt lên vai những người làm công tác giáo dục Hòa Bình trọng trách nặng nề. Chúng tôi hiểu rằng, Hòa Bình có một nền văn hóa nổi tiếng cho nên sự nghiệp GD&ĐT cũng phải phát triển ngang tầm. Vì thế, với quyết tâm cao, chúng tôi đã triển khai nhiều giải pháp, kế hoạch phù hợp từng thời kỳ, từng giai đoạn. Dù ở thời kỳ, giai đoạn nào cũng đều thắp sáng một tinh thần xuyên suốt là: "Lấy học sinh làm gốc, tất cả vì học sinh thân yêu”.

"Lấy học sinh làm gốc, tất cả vì học sinh thân yêu” - tinh thần đó đã được thắp sáng qua nhiều thế hệ nhà giáo, trở thành truyền thống tốt đẹp của ngành GD&ĐT Hòa Bình. Bằng trí tuệ, tình cảm và trách nhiệm, thầy cô vừa dạy chữ vừa dạy người, vừa là thầy vừa là bố, là mẹ của học sinh. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, đội ngũ các thầy, cô giáo luôn hết lòng vì học sinh, tự hào phát huy truyền thống cao đẹp của nghề giáo. Nhiều nhà giáo tâm huyết, tận tụy với nghề, bám trường, bám lớp trong mọi hoàn cảnh, dù là gian khó nhất. Chính đạo đức và trí tuệ của thầy cô là điều mà cả xã hội luôn trân quý, tôn vinh, là điều đã tạo nên giá trị cốt lõi nhất của nghề giáo - "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định.

Hiện nay, toàn ngành GD&ĐT tỉnh có trên 19 nghìn cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên. Trên chặng đường đầu tiên thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đội ngũ nhà giáo đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ để phát huy tốt vai trò. Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, nhìn chung, năng lực của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Đến nay, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của CBQL cấp học mầm non đạt 99,8%; tiểu học đạt 89,1%; THCS đạt 95,6%; THPT đạt 100%; khối Trung tâm GDNN-GDTX đạt 100%; Cao đẳng Sư phạm đạt 100%. Bên cạnh đó, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của giáo viên cấp học mầm non đạt 84,5%; tiểu học đạt 49,7%; THCS đạt 71%; THPT đạt 100%; khối Trung tâm GDNN-GDTX đạt 100%; Cao đẳng Sư phạm đạt 100%. Với kết quả này, Sở GD&ĐT xác định tiếp tục đẩy mạnh lộ trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo của CBQL giáo dục, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên, từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt - quản lý tốt” trong các đơn vị, trường học.

Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh: Những năm qua, đội ngũ nhà giáo với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết đã tích cực, chủ động, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Trên hành trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đội ngũ nhà giáo chính là nhân tố quyết định chi phối chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, ngành học. Trên hành trình mới, ngành GD&ĐT tiếp tục xác định phương châm "lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển nhân cách, đạo đức, tính sáng tạo của học sinh. Để thực hiện thành công phương châm này, nhất định phải lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy, cô giáo làm động lực và đặc biệt, phải luôn thắp sáng tinh thần tốt đẹp của "nhà giáo Việt Nam” - như ngọn đuốc soi đường giúp thầy và trò đi đúng hướng trên hành trình đổi mới GD&ĐT. 


Thu Trang

Các tin khác


Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bế mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc

(HBĐT) - Ngày 18/11, bằng hình thức trực tuyến, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN) - Bộ LĐ-TB&XH tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bế mạc Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước; Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tới dự

Ngày hội truyền thông “Lan tỏa yêu thương – Đẩy lùi bạo lực”

(HBĐT) - Ngày 15/11, tại trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình), Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC), UBND TP Hòa Bình, Hội đồng Đội tỉnh và các đối tác liên quan tổ chức Ngày hội truyền thông với chủ đề "Lan tỏa yêu thương – Đẩy lùi bạo lực”. Đơn vị tài trợ là Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SC); quản lý, thực hiện là Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC).

Tăng cường nguồn lực thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục

(HBĐT) - Vừa qua, Qualcomm đã tài trợ cho ngành GD&ĐT tỉnh 300 máy tính thông qua tổ chức The Dariu Foundation. Trước đó, The Dariu Foundation đã ký kết với Sở GD&ĐT các chương trình, hoạt động trong "Dự án tăng cường kỹ năng số cho giáo viên và học sinh tỉnh Hòa Bình”, góp phần giúp ngành tiếp tục tăng cường nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục.

Trường THPT Đoàn Kết (Tân Lạc) kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

(HBĐT) - Ngày 14/11, trường THPT Đoàn Kết (Tân Lạc) tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2001-2021), 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2021). Đến dự, chúc mừng thầy và trò nhà trường có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Huyện ủy, UBND huyện và các thế hệ giáo viên và học sinh nhà trường.

 Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng “Đơn vị học tập”

(HBĐT) - Đại tá Trịnh Văn Cường, Phó Giám đốc, Trưởng Ban Khuyến học Công an tỉnh cho biết: Công tác khuyến học, khuyến tài (KH-KT), xây dựng xã hội học tập (XDXHHT) nói chung và xây dựng "Đơn vị học tập” nói riêng đã trở thành phong trào rộng khắp trong các đơn vị, từng bước thấm nhuần trong lực lượng cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Công an tỉnh. Hàng năm, Đảng uỷ, lãnh đạo Công an tỉnh ban hành nghị quyết lãnh đạo công tác KH-KT, XDXHHT, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, từng bước đưa phong trào "tự học, tự rèn, tự đào tạo” thành nền nếp, góp phần xây dựng đội ngũ CBCS có bản lĩnh vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, tận tuỵ phục vụ Nhân dân.

Hội Khuyến học các cấp phát huy vai trò nòng cốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

(HBĐT) - Những năm qua, Hội Khuyến học (HKH) các cấp trong tỉnh đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của T.Ư HKH Việt Nam. Từ đó phát huy vai trò nòng cốt, liên kết, phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể, góp phần nâng cao hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XDXHHT). Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm, HKH các cấp đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội (NQĐH) HKH tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2016 - 2021, tạo nền tảng vững chắc cho một thời kỳ phát triển mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục