Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

(HBĐT) - Những năm qua, Hội Khuyến học (HKH) các cấp trong tỉnh đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của T.Ư HKH Việt Nam. Từ đó phát huy vai trò nòng cốt, liên kết, phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể, góp phần nâng cao hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XDXHHT). Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm, HKH các cấp đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội (NQĐH) HKH tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2016 - 2021, tạo nền tảng vững chắc cho một thời kỳ phát triển mới.



​​​​​Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh trao đổi, động viên những người làm công tác khuyến học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Trong 5 năm (2016 - 2021) thực hiện NQĐH HKH tỉnh lần thứ III, các cấp HKH đã chú trọng củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động. Đến nay, 100% khu dân cư, gần 50% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã có tổ chức Hội. Tỷ lệ hội viên/dân số đạt 25,5% (tăng gần 3% so với đầu nhiệm kỳ). Tổ chức gần 1.400 lớp tập huấn, bồi dưỡng, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia. Đặc biệt, các cấp Hội đã triển khai thực hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh về xây dựng các mô hình học tập. Đến cuối năm 2020, cơ bản các chỉ tiêu xây dựng mô hình học tập trên địa bàn tỉnh đã đạt và vượt so với Kế hoạch số 37/KH-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh đề ra. Cụ thể: Gia đình học tập vượt 18,5%; dòng họ học tập vượt 21,5%; cộng đồng học tập vượt 38,9%; đơn vị học tập do cấp xã quản lý vượt 36,4%. Việc xây dựng thành công các mô hình học tập đã có tác động to lớn, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Cùng với nỗ lực đẩy mạnh các phong trào học tập trong Nhân dân, HKH các cấp đã đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả xây dựng Quỹ Khuyến học (QKH). Trong 5 năm, QKH toàn tỉnh đã vận động được 105,8 tỷ đồng. Từ QKH, các cấp Hội đã trao tặng 38.580 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó với số tiền 17,9 tỷ đồng; trao 294.779 suất quà cho học sinh giỏi với số tiền 57,4 tỷ đồng; khen thưởng, hỗ trợ giáo viên 14.356 suất với số tiền 2 tỷ đồng... Những kết quả đó cho thấy hiệu quả sử dụng QKH, chất lượng hoạt động của các cấp HKH, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, 5 năm qua cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong công tác KHKT: Là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, phong tục tập quán khác nhau, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, nên việc quan tâm đến học tập của trẻ em và người lớn trong gia đình còn nhiều hạn chế. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền đối với công tác KHKT, XDXHHT chưa đầy đủ. Một số cán bộ khuyến học ở cơ sở năng lực hạn chế, còn lúng túng trong việc tham mưu, tổ chức các hoạt động. Một bộ phận Nhân dân chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu khách quan, sự cần thiết của việc học tập suốt đời nên chưa nhiệt tình, tâm huyết. Kinh phí hỗ trợ cho công tác khuyến học còn thấp...

Để thực hiện thắng lợi NQĐH HKH tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, tôi đề nghị HKH các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, đồng thời, kêu gọi sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo tinh thần NQĐH XIII của Đảng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tôi đề nghị tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, cùng với việc quán triệt triển khai thực hiện NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, các cấp HKH cần nghiêm túc quán triệt thực hiện Kết luận số 49/KL-TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa X); Quyết định số 489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 49/KL-TW; Kế hoạch số 234/KH-TU của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 49/KL-TW của Ban Bí thư; Kế hoạch số 141-KH/UBND của UBND tỉnh thực hiện Quyết định 489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện Quyết định số 1373/QĐ-TTg, ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án XDXHHT giai đoạn 2021 - 2030. Đưa công tác KHKT, XDXHHT trở thành trách nhiệm chung của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân. Thông qua thực hiện, phấn đấu mỗi tổ chức Đảng trở thành một đơn vị học tập; mỗi gia đình cán bộ, đảng viên trở thành một gia đình học tập; mỗi cán bộ, đảng viên trở thành một công dân học tập. Từ đó, giữ vai trò nòng cốt trong quá trình xây dựng các mô hình học tập trong Nhân dân, tạo khí thế và động lực mới để vận động toàn dân tham gia tích cực hơn nữa các nội dung XDXHHT.

Hai là, tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội các cấp. Trong đó, đặc biệt chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đảm bảo năng động, sáng tạo, phù hợp tình hình thực tế của địa phương, hướng toàn bộ hoạt động khuyến học về cơ sở, cộng đồng dân cư, tạo sức bật mới cho hoạt động XDXHHT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Ba là, chủ động phối hợp tổ chức, đơn vị liên quan nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng phong trào KHKT, gắn kết với các phong trào của địa phương; gắn phong trào khuyến học với việc xây dựng các thiết chế văn hóa, duy trì hoạt động các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn phù hợp điều kiện học tập của người dân.

Bốn là, tích cực tuyên truyền nhân rộng các mô hình học tập tiêu biểu, tấm gương "Người tốt, việc tốt”, mô hình "Công dân học tập”, "Đơn vị học tập” cấp huyện, cấp tỉnh. Tiếp tục phát triển QKH ở tất cả các cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng để hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh có năng khiếu, tài năng, những em bị thiệt thòi trong cuộc sống và những người lao động sáng tạo.

Năm là, HKH tiếp tục phát huy vai trò tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KHKT, XDXHHT đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa và con người Hòa Bình. Góp phần xây dựng Hòa Bình đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội trong xây dựng QKH nhằm đảm bảo cho hoạt động KHKT, XDXHHT lâu dài, bền vững, có hiệu quả.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi xin trân trọng cảm ơn tình cảm và trách nhiệm của T.Ư HKH Việt Nam đã dành cho địa phương. Mong rằng trong thời gian tới, Hòa Bình tiếp tục nhận được sự quan tâm của T.Ư HKH Việt Nam cũng như của các HKH tỉnh bạn.

Tôi cũng trân trọng cảm ơn tình cảm và nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh cũng như QKH Việt Nam đã hỗ trợ tài chính và trao học bổng cho học sinh, sinh viên của tỉnh Hòa Bình. Điều đó đã tiếp thêm ý chí, nghị lực cho các em thêm tự tin, vượt lên khó khăn tiếp tục học tập và học tập tốt hơn.

Về phía tỉnh, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ để hoạt động KHKT, XDXHHT đạt hiệu quả ngày càng cao. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi ghi nhận, đồng thời tin tưởng rằng, HKH các cấp sẽ phấn đấu thực hiện thắng lợi NQĐH HKH tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đó sẽ là động lực quan trọng góp phần cùng với toàn tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, tạo thêm sức mạnh để chúng ta thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành một xã hội học tập.



​Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh thăm gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp của hội viên khuyến học trong dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Học tập cộng đồng xã Cao Sơn (Đà Bắc) - năm 2018.

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục