Song song với việc mở cửa hoạt động tất cả các lĩnh vực trong điều kiện bình thường mới thì Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận mở cửa trường học, tận dụng thời gian vàng cho học sinh học trực tiếp là việc làm cần thiết.

Nếu đảm bảo an toàn, giữa tháng 12 mở cửa trường học

Sau khi sơ kết 1 tháng tổ chức dạy học trực tiếp tại xã đảo Thạnh An (H.Cần Giờ), đồng thời căn cứ vào công tác chuẩn bị cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục từng được trưng dụng để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cùng với việc hoàn tất tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, vào ngày 19.11, Sở GD-ĐT đã đề xuất với lãnh đạo TP về kế hoạch cho học sinh (HS) đi học trở lại thích ứng với điều kiện bình thường mới. Dự kiến từ ngày 10.12 HS trở lại trường học trực tiếp, trong đó khối 9 và khối 12 đi học trước và mở dần các khối lớp khác.


Dự kiến từ 10.12, học sinh lớp 12 tại TP.HCM sẽ trở lại trường học trực tiếp. Đào Ngọc Thạch

Đề cập đến phương án mở cửa trường học, tổ chức cho HS đi học trực tiếp sau thời gian ngừng đến trường, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh: "Việc mở cửa trường học trở lại là việc lớn và rất khó, được sự quan tâm của phụ huynh, HS và toàn xã hội. Do vậy, quyết định đưa ra phải chịu trách nhiệm cao trước nhân dân, trước cử tri và phụ huynh, HS. TP phải bàn bạc, chuẩn bị thật kỹ lưỡng để làm sao việc mở lại trường học phải thật sự an toàn, cũng như các hoạt động khác không thể mở ra rồi lại đóng”.

Vì vậy, để chuẩn bị lộ trình mở cửa trường học, ông Phan Văn Mãi đề nghị Sở GD-ĐT phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như các trường phải sẵn sàng điều kiện về cơ sở vật chất, phủ đầy đủ vắc xin phòng Covid-19 cho giáo viên và HS theo độ tuổi quy định. Đặc biệt, phải có kịch bản, quy trình xử lý các tình huống xảy ra. Nếu giữa tháng 12 các điều kiện về cơ sở vật chất, vắc xin, kế hoạch an toàn và các điều kiện đảm bảo thì trước tiên TP tổ chức dạy học trực tiếp đối với HS lớp 9 và 12 ở những quận, huyện mà tình hình dịch cho phép, thầy cô và HS ít xáo trộn. Sau thời gian mở cửa trường học từ 2 tuần đến 1 tháng, ngành giáo dục cần có sơ kết, đánh giá kết quả, đề xuất. Nếu làm tốt thì trong học kỳ 2 sẽ trở lại học trực tiếp.

Bên cạnh đó, ông Phan Văn Mãi cũng yêu cầu Sở GD-ĐT nghiên cứu mở cửa trường học với bậc mầm non. Trong đó, lãnh đạo TP đề nghị cần chuẩn bị thật kỹ về cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo an toàn, đặc biệt phải có sự đồng thuận của phụ huynh HS. "Rất nhiều phụ huynh có nhu cầu cho trẻ đi học trở lại. Việc mở cửa phải có quy định chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thận trọng, kiểm tra thường xuyên. Tránh trường hợp trường công rộng, đủ điều kiện nhưng lo ngại thì không mở cửa; trong khi các điểm, nhóm tư thục không đủ điều kiện thì lại mở”, ông Mãi nhấn mạnh.


Có thể kết hợp học trực tuyến và trực tiếp. MINH TRẦN

Các mô hình học trực tiếp

Theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), ít nhất trong vòng 3 tuần đầu tiên khi HS đi học trở lại, các trường không tổ chức căn tin, bán trú để đánh giá các điều kiện an toàn. Đồng thời khi đã cho phép HS trở lại trường tức là chấp nhận với một giới hạn nhất định là sẽ có F0 xuất hiện trong HS, giáo viên… "Vì thế, khi các em quay trở lại trường cần tư vấn tâm lý an yên, không nên kỳ thị khi bạn bè trở thành F0, nghiêm túc thực hiên nguyên tắc phòng dịch”, ông Phú nhấn mạnh.

Theo ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức), qua thăm dò thì gần như 100% phụ huynh HS lớp 12 đồng ý việc cho con em trở lại học trực tiếp. Tuy vậy, để đo lường tính an toàn khi mở cửa trường học thì ông Bình cho rằng nên "chạy thử” khoảng 2 tuần. Sau lớp 12 thì hạ dần từng khối lớp để có điều kiện đánh giá và rút kinh nghiệm kịp thời khi triển khai trên diện rộng. Khi tổ chức, các trường chia ca, chia buổi, chia phòng thi đảm bảo khoảng cách, yêu cầu không tập trung quá đông HS trong cùng một thời điểm.

Bà Hoàng Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức), cũng tính toán đến mô hình tổ chức phân chia sĩ số lớp học. HS khối 12 của trường sẽ học đủ các buổi sáng và mỗi lớp sẽ chia thành 2 phòng. Còn HS khối 11 và 10 không nhất thiết phải học hết các ngày trong tuần mà có thể kết hợp vừa học trực tiếp vừa học trực tuyến.

Theo Báo Thanh Niên


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục