Tối 21/2, thông tin về tình hình tổ chức dạy học trực tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên một số tỉnh, thành phố đã quyết định lùi thời gian tổ chức dạy học trực tiếp.


Tỉnh Vĩnh Phúc cho học sinh tiểu học, THCS tạm dừng đến trường từ ngày 21/2/2022. Ảnh chụp học sinh học online tại nhà ở huyện Yên Lạc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Cụ thể, khối Mầm non có 48/63 tỉnh, thành phố đi học trực tiếp, với 1.800.767/3.255.513 trẻ, tỉ lệ 55,31%. Các địa phương dừng học trực tiếp gồm: Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Tiền Giang, Đắk Lắk (thành phố Buôn Mê Thuột).

Khối Tiểu học có 54/63 tỉnh, thành phố cho học sinh đến trường, với 5.282.687/6.067.425 học sinh, tỉ lệ 87,06%. Các địa phương dừng học trực tiếp gồm: Hà Nội (12 quận nội thành), Đắk Lắk (Buôn Mê Thuột), Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh.

Khối Trung học Cơ sở có 60/63 tỉnh, thành phố cho học sinh đến trường, với 4.782.362/5.289.447 học sinh, tỉ lệ 90,41%. Các địa phương dừng học trực tiếp gồm: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, riêng Hà Nội có khối lớp 6 của 12 quận nội thành.

Khối Trung học Phổ thông có 62/63 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp, với 2.323.134/2.567.799 học sinh, tỉ lệ 90,47%. Cả nước chỉ có tỉnh Lào Cai cho học sinh Trung học Phổ thông dừng học trực tiếp.

Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốc độ lây nhiễm trong trường học, xử lý kịp thời các ca nhiễm, bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh khi mở cửa trường học trở lại, tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học của các địa phương mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đồng thời, ban hành hướng dẫn việc xét nghiệm, cách ly đối với trẻ em, học sinh bảo đảm phù hợp, khoa học; hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ em, học sinh bị bệnh nền, có vấn đề về sức khỏe khi nhiễm bệnh; rà soát quy định về thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em, học sinh là F1 bảo đảm phù hợp.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tổ chức, củng cố, kiện toàn các phương thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình như một thành tố quan trọng trong thực hiện đổi mới giáo dục với mục đích lâu dài trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục việc học bán trú để các địa phương thực hiện thống nhất trên toàn quốc; phối hợp với Bộ Y tế và ngành Y tế theo dõi sức khỏe trẻ em, học sinh bị bệnh nền, có vấn đề về sức khỏe khi nhiễm bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin, quy định và thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm thống nhất trên toàn quốc việc mở cửa trường học trở lại trên nguyên tắc "Thích ứng an toàn, hiệu quả” trong bối cảnh dịch còn kéo dài.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa năm học 2022-2023

Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương phối hợp các nhà xuất bản và đơn vị liên quan bảo đảm cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 đủ số lượng, đúng tiến độ đến cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh trên địa bàn trước ngày 15/8; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa năm học 2022-2023 trên địa bàn.

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam: Mở cửa trường học có lợi nhất đối với trẻ em

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam hoan nghênh kế hoạch mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc ở tất cả các cấp của Chính phủ Việt Nam sau thời gian dài đóng cửa do đại dịch COVID-19.

Truy vết F0 trong trường học không gây hoang mang cho học sinh, giáo viên

Hiện tại, các đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tới một số điểm trường ở địa phương để kiểm tra tình hình học trực tiếp. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng, tùy điều kiện từng nơi có thể linh hoạt trong việc truy vết sâu, khoanh vùng hẹp nếu phát hiện F0 trong trường học.

Khởi động chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục

(HBĐT) - Thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình đổi mới GD&ĐT, góp phần tích cực thực hiện chiến lược CĐS của toàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại trường

Sau khi học sinh ở một số địa phương trên cả nước quay trở lại trường học trực tiếp, không ít phụ huynh lo lắng khi thấy nhiều học sinh và giáo viên mắc Covid-19, mất thời gian đưa, đón con. Việc thông tin đầy đủ các kế hoạch bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại trường sẽ giúp cho phụ huynh yên tâm.

Các bước xử lý khi phát hiện học sinh mắc Covid-19 tại cơ sở giáo dục

Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung), do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt ngày 27/1/2022, hướng dẫn xử lý trường hợp học sinh phát hiện mắc Covid-19 tại cơ sở giáo dục bao gồm 4 bước như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục