(HBĐT)  - Ngày 2/7, đoàn kiểm tra số 5 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do đồng chí Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn đã tổ chức họp trực tuyến với BCĐ Kỳ thi tại các tỉnh: Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn. Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, tham dự có đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng BCĐ Kỳ thi tại tỉnh và các đồng chí thành viên BCĐ Kỳ thi tại tỉnh.


Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng BCĐ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp.

Thời gian qua, BCĐ cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tại các địa phương trong cả nước. Qua kiểm tra, nhằm đôn đốc các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi theo đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan và chất lượng. Tại 4 tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, đoàn kiểm tra số 5 tiến hành họp trực tuyến để nghe báo cáo từ BCĐ kỳ thi tại các tỉnh, đồng thời, đôn đốc các nội dung liên quan.

Tại cuộc họp, BCĐ kỳ thi tại các tỉnh đã báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi trên địa bàn. Theo đó, các tỉnh đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc triển khai công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi. Đến thời điểm này, đang tích cực rà soát từng khâu, dự phòng các phương án ứng phó với tình huống bất thường như dịch bệnh, thiên tai mưa lũ, sạt lở đất… Riêng tại tỉnh Hòa Bình, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Toàn tỉnh sẽ tổ chức 37 điểm thi, bố trí 433 phòng thi cho khoảng 9.600 thí sinh dự thi, tổng nhân sự tham gia tổ chức kỳ thi là 3.222 người.

Trao đổi tại cuộc họp, các thành viên trong đoàn kiểm tra số 5 lưu ý BCĐ Kỳ thi tại 4 tỉnh một số vấn đề như: Hiệu quả phối hợp của các sở, ban, ngành, lực lượng liên quan; phương án đảm bảo an ninh, an toàn; công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi; công tác vận chuyển, bảo quản đề thi, bài thi…

Thay mặt đoàn kiểm tra, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh 6 nội dung các địa phương cần đặc biệt quan tâm từ nay đến khi hoàn thành tổ chức kỳ thi. Trong đó, lưu ý công đoạn hết sức quan trọng là in sao đề thi, yêu cầu các địa phương đảm bảo 3 vòng độc lập để bảo mật tuyệt đối công tác in sao đề thi. Cùng với đó, các địa phương tiếp tục rà soát từng mắt xích trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi; dự phòng các tình huống bất lợi để hỗ trợ thí sinh và cán bộ tham gia kỳ thi; tiếp tục tăng cường truyền thông về kỳ thi…

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao sự vào cuộc trách nhiệm, hiệu quả của các địa phương trong công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đề nghị từ nay đến khi diễn ra kỳ thi, các địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là nhiệm vụ dẫn đến sai sót. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần trách nhiệm cao, đồng chí tin tưởng 4 tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn sẽ cùng cả nước tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.



T.T

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục