(HBĐT) - Ngày 12/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2021 - 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. Dự và chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư. Tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.

Năm học 2021 - 2022 là năm học thứ hai ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Khắc phục khó khăn, ngành đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và đảm bảo chất lượng GD&ĐT. Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh cải cách hành chính... Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng cao. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 còn một số tồn tại, hạn chế. Tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích nguyên nhân, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT thời gian tới. Về cơ bản, các đại biểu thống nhất cao với phương hướng triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, toàn ngành tập trung thực hiện 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bám sát chủ đề chung của năm học là: "Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD&ĐT”.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực đồng bộ của toàn ngành giáo dục cũng như các địa phương khi quyết tâm vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Để nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học tới cũng như những năm tiếp theo, toàn ngành giáo dục cần tiếp tục thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT; đưa dạy và học đi vào thực chất, có chiều sâu; gắn dạy học văn hóa với rèn luyện kỹ năng, giáo dục đạo đức, lối sống để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cùng với đó, đề nghị ngành tập trung rà soát, chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp với từng địa phương, từng vùng, miền.

Phó Thủ tướng Chính phủ định hướng 10 nhóm nhiệm vụ cần thực hiện tốt trong nhăm học 2022 - 2023. Trong đó, đề nghị Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp Bộ Tài chính rà soát, bổ sung các quy định về việc huy động nguồn đóng góp cho trường học; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị nhà trường trên nền tảng CNTT; tăng cường nguồn học liệu điện tử… Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm của các ban, bộ, ngành chức năng và các địa phương trong toàn quốc, hướng tới mục tiêu chung là chăm lo, phát triển sự nghiệp GD&ĐT.

Khánh An

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục