(HBĐT) - Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên triển khai giảng dạy sách giáo khoa (SGK) các lớp 3, 7, 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được xác định là năm học trọng tâm của đổi mới GDPT. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành GD&ĐT là đảm bảo đủ SGK, không để xảy ra tình trạng thiếu SGK đầu năm học, đặc biệt là SGK các lớp 1, 2, 3, 6, 7 và lớp 10. Ghi nhận đến thời điểm này, các đơn vị, trường học trong toàn tỉnh đã đảm bảo SGK cho năm học mới, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.


Thư viện trường TH&THCS Nà Phòn (Mai Châu) đảm bảo số lượng, chất lượng các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. 

Tại trường PTDTBT TH& THCS Thung Nai (Cao Phong), đến cuối tháng 8/2022, công tác chuẩn bị cho năm học mới đã được hoàn tất, 100% học sinh đã có đủ SGK, cùng với đó, trường chú trọng phối hợp thực hiện tốt công tác "3 đủ” đối với học sinh, tuyệt đối không để học sinh nào vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở mà không đến trường học tập. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên bộ môn tiếng Anh cấp tiểu học của trường cho biết: Trong năm học mới, Chương trình GDPT 2018 tiếp tục được áp dụng đối với lớp 3, lớp 7 của khối giáo dục TH&THCS. Riêng đối với cấp tiểu học, đây là năm học đầu tiên môn tiếng Anh và Tin học trở thành môn bắt buộc đối với tất cả học sinh lớp 3 thay vì là môn tự chọn như chương trình hiện hành. Để sẵn sàng thực hiện 

Chương trình GDPT 2018 trong năm học mới, nhà trường đã tích cực thực hiện các nội dung công việc liên quan, đảm bảo tốt các điều kiện, trong đó, cung ứng đầy đủ và kịp thời SGK để 100% học sinh lớp 3 được học tiếng Anh, Tin học ngay từ đầu năm học. 

Hiện nay, huyện Cao Phong có 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 12 trường TH&THCS. Phòng GD&ĐT huyện cho biết, để chuẩn bị cho năm học mới, các trường đã tích cực rà soát các điều kiện với ưu tiên hàng đầu là mua SGK, tài liệu, thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tổng kinh phí các nhà trường mua SGK, sách bài tập, sách tham khảo cho học sinh khoảng 1.721 triệu đồng. Trong đó, lớp 3 khoảng 449 triệu đồng, lớp 7 khoảng 333 triệu đồng. Đến nay, 100% trường có cấp tiểu học và THCS trên địa bàn huyện đã sắp xếp, ưu tiên phòng học có đủ các điều kiện, đảm bảo 1 phòng/1 lớp để tổ chức dạy học đối với lớp 1, 2, 3, 6, 7. 100% trường đã mua đầy đủ SGK, tài liệu, học liệu phục vụ việc giảng dạy, học tập.

Trên phạm vi toàn tỉnh, năm học 2022 - 2023 được xác định là năm học trọng tâm của đổi mới GDPT. Từ năm học này, học sinh lớp 3, 7, 10 sẽ học SGK mới theo Chương trình GDPT 2018. Vì thế, ngành GD&ĐT đặc biệt chú trọng việc lựa chọn SGK, đảm bảo phù hợp và cung ứng đầy đủ cho giáo viên, học sinh. Căn cứ danh mục SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10 sử dụng trong các cơ sở GDPT từ năm học 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh và các hướng dẫn liên quan, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, đôn đốc tổ chức và hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 3, 7, 10 đúng tiến độ, đảm bảo không có học sinh nào bị thiếu SGK. Cùng với đó, tổ chức biên soạn, thẩm định, triển khai dạy thử nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 3, 7, 10, sách dành cho học sinh và giáo viên theo Chương trình GDPT mới; chủ động rà soát, bổ sung thiết bị dạy học, bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với các lớp 1, 2, 3, 6, 7 và lớp 10.

Trong nỗ lực chuẩn bị các điều kiện để triển khai nhiệm vụ năm học mới, ngành GD&ĐT tỉnh đã chú trọng công tác phát hành SGK, tài liệu, đồ dùng dạy học. Sở GD&ĐT phối hợp Công ty CP sách và thiết bị trường học tỉnh phát hành 2.585.897 bản SGK, sách bài tập, sách tham khảo với tổng kinh phí khoảng 38 tỷ đồng; 352.970 sản phẩm văn phòng phẩm, thiết bị, đồ dùng dạy học với tổng kinh phí 5,3 tỷ đồng. Trước khi bước vào năm học mới, đã phát hành đầy đủ, kịp thời SGK lớp 3, 7, 10 đến các đơn vị, trường học, đảm bảo đủ sách giáo viên, học sinh. 

Ghi nhận đến thời điểm này, các đơn vị, trường học trong toàn tỉnh đã đảm bảo SGK cho năm học mới, không để xảy ra tình trạng thiếu SGK đầu năm học, đặc biệt là SGK các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10. Cùng với đó, ngành GD&ĐT tích cực phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt công tác "3 đủ” đối với học sinh, quan tâm những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, để các em được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. 

Đặc biệt, với quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, ngành GD&ĐT đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đảm bảo các điều kiện để thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Trong đó, chú trọng rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nhất là giáo viên dạy các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10. Sở GD&ĐT tích cực chỉ đạo công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên; chú trọng tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ then chốt thực hiện Chương trình GDPT mới. 

Khánh An



Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục