(HBĐT) - Khi tìm hiểu về truyền thống của nhà trường, các em học sinh cảm thấy may mắn và tự hào được học tập, rèn luyện, trưởng thành tại đây - ngôi trường anh hùng đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và là ngôi trường duy nhất trong cả nước được Người lưu lại bút tích. Bút tích đó như kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động trong suốt quá trình xây dựng và phát triển "Fải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.


Học sinh trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh được giới thiệu về truyền thống của ngôi trường đang theo học.   

Đó là chia sẻ của thầy Đào Tuấn Sơn, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT) THPT tỉnh khi giới thiệu cho học sinh những góc trân quý trong nhà truyền thống của trường. Năm nay, trường kỷ niệm 65 năm xây dựng và trưởng thành với nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, những tấm huân, huy chương cũng như hàng trăm bằng khen, giấy khen, hàng nghìn tấm ảnh… được trưng bày trang trọng trong tủ kính của nhà truyền thống đã phần nào nói lên niềm tự hào mà các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh dành cho mái trường mến yêu.

Trường PT DTNT THPT tỉnh tiền thân là trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa (TNLĐ XHCN) Hòa Bình. Cách đây 65 năm đã ra đời một nhà trường kiểu mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển GD&ĐT của đất nước, đi trước cả nhận thức và thực tiễn GD&ĐT đương thời. Đó là ngôi trường vừa học vừa làm - mô hình giáo dục thực hiện tốt đường lối, phương châm giáo dục của Đảng, khẳng định tính chất của nhà trường XHCN nên khi đi vào hoạt động đã có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước.

Ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó  Giám đốc giai đoạn trường TNLĐ XHCN   Hòa Bình. Dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn nhớ những thành tựu to lớn mà trường TNLĐ XHCN Hoà Bình đạt được trong 33 năm hoạt động (1958 - 1991). Trường đã đào tạo được hơn 7.000 học sinh các cấp, hầu hết là con em các dân tộc trong tỉnh. Với phương thức vừa học vừa làm, trường không chỉ đào tạo những lớp cán bộ cốt cán và đội ngũ đông đảo người lao động có chất lượng cho vùng dân tộc của tỉnh, mà còn tạo ra một khối lượng sản phẩm vật chất để tự túc ăn học và góp phần làm tăng sản phẩm xã hội. Thời đó, trường là mô hình giáo dục điển hình được cả nước, thậm chí là nước ngoài cũng đến học tập và làm theo. Đặc biệt vinh dự, vào ngày 17/8/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm trường và ghi bút tích vào sổ vàng lời dạy: "Fải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi!”. Theo nhà Hồ Chí Minh học Nguyễn Huy Hoan, đây là bút tích duy nhất ở một trường học của Bác Hồ trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam, một tài sản vô giá để lại cho các thế hệ học sinh các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Bút tích của Bác Hồ đã trở thành kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động của trường, dù trong giai đoạn mang tên trường TNLĐ XHCN (1958 - 1990) hay giai đoạn mang tên trường PT DTNT THPT tỉnh (1991 - 2023). Trong 65 năm xây dựng và trưởng thành, những trang sử vàng truyền thống của nhà trường đã được nối dài đầy tự hào với nhiều phần thưởng cao quý: 2 Huân chương Lao động hạng Nhất; 2 Huân chương Lao động hạng Nhì; 2 Huân chương Lao động hạng Ba; 1 Huân chương Độc lập hạng Ba; danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lao động” và nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các bộ, ban, ngành trao tặng.

Hiệu trưởng Đào Tuấn Sơn cho biết thêm: Trường luôn phấn đấu để thực hiện tốt lời di huấn của Bác khi về thăm trường, xứng đáng là "vườn ươm” những hạt giống tốt cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Những năm qua, trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tổ chức tốt phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt”, dẫn đầu các trường THPT toàn tỉnh và các trường PT DTNT THPT trên toàn quốc về chất lượng dạy và học, xứng đáng là trường đạt chuẩn Quốc gia. Thống kê trong 32 năm (1991 – 2023), trường PT DTNT THPT tỉnh đã đào tạo được hơn 7.000 học sinh người dân tộc thiểu số tốt nghiệp THPT. Trong đó, nhiều em tiếp tục học đại học, cao đẳng, trở thành cán bộ chủ chốt trong nhiều lĩnh vực ở địa phương và cả nước. Đặc biệt, 15 năm gần đây, chất lượng giáo dục của trường được giữ vững và ngày càng nâng cao. Hàng năm, có từ 97 - 99% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt; trên 80% đạt học lực khá, giỏi. Công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục được phát huy và đạt nhiều thành tích xuất sắc, với tổng số 1.763 học sinh giỏi cấp tỉnh, 23 học sinh giỏi cấp quốc gia. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng, dự bị đại học hàng năm của nhà trường được nâng cao, nhất là giai đoạn 2013 - 2023 đạt tỷ lệ trên 95%... Đó là những thành tích đáng tự hào, cho thấy trường đã phát huy truyền thống, tiếp tục phấn đấu vươn lên, xứng đáng là ngôi trường anh hùng đã từng được Bác Hồ về thăm.


Khánh An


Các tin khác


Khắc phục khó khăn trong giảng dạy môn tích hợp

Năm học 2022-2023 là năm thứ hai các trường trung học cơ sở trên cả nước triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 6. Trong đó, điểm thay đổi lớn là lần đầu tiên, các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Ðịa lý được tích hợp thành hai môn chính gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Ðịa lý. Nhiều giáo viên từng bước tháo gỡ khó khăn, chủ động học hỏi, xây dựng nội dung bài giảng bảo đảm đáp ứng yêu cầu môn học.

Lưu ý các mốc quan trọng tiếp theo trong tuyển sinh 2023

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có những lưu ý với thí sinh về các mốc quan trọng tiếp theo trong tuyển sinh đại học 2023.

Đảm bảo dạy Tin học bắt buộc từ lớp 3

Một năm học qua là một năm nhiều thách thức với các trường tiểu học. Học sinh lớp 3 bắt buộc phải được học Tin học.

Bảo đảm đầy đủ sách giáo khoa cho năm học mới

Ngày 15/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 176/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về vấn đề học phí và sách giáo khoa cho năm học mới.

Thí sinh cần làm gì sau khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT?

Từ nay đến ngày 22.5, thí sinh phải rà soát lần cuối thông tin đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trên phiếu kèm danh sách mà nhà trường in ra và ký xác nhận hoàn tất việc đăng ký.

Chung tay tạo sức hấp dẫn cho môi trường giáo dục STEAM

(HBĐT) - Bước sang năm thứ 3 tổ chức, cuộc thi Sáng tạo sản phẩm giáo dục STEAM năm học 2022 - 2023 của huyện Lạc Sơn đã thành công tốt đẹp khi thu hút sự tham gia tích cực của 29/29 trường TH&THCS trên địa bàn với 68 sản phẩm dự thi. Đến với "sân chơi trí tuệ” mới mẻ này, những cô cậu học trò đang học tại các điểm trường còn khó khăn hào hứng giới thiệu về sản phẩm do chính mình tạo ra, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục