Từ nay đến ngày 22.5, thí sinh phải rà soát lần cuối thông tin đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trên phiếu kèm danh sách mà nhà trường in ra và ký xác nhận hoàn tất việc đăng ký.

Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết ngay sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT, còn một số việc quan trọng mà các cơ sở giáo dục và thí sinh phải hoàn thành.

Từ nay đến 22.5 thí sinh cần rà soát lần cuối thông tin đã đăng ký dự thi

Cụ thể, đối với các sở GD-ĐT và các trường nơi thí sinh đăng ký dự thi, phải rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa thông tin của thí sinh cho chính xác (nếu có) và được triển khai từ ngày 14 - 19.5.

Sau đó, các đơn vị tiến hành in danh sách thí sinh đã đăng ký trực tuyến, kiểm tra lần cuối và cho thí sinh ký xác nhận thông tin đăng ký dự thi trên phiếu và danh sách, sau đó tiếp tục kiểm tra và kiểm tra chéo thông tin thí sinh, kết thúc chậm nhất 25.5.

Đối với thí sinh đã đăng ký thi tốt nghiệp THPT, cần lưu ý cùng trường học, nơi đăng ký dự thi, kiểm tra lại thông tin trước khi ký xác nhận vào phiếu và danh sách. Chỉ sau khi làm việc này, các thí sinh mới chính thức kết thúc việc đăng ký.

Theo Bộ GD-ĐT, đến 17 giờ ngày 13.5, có 1,02 triệu thí đăng ký dự thi thành công. Trong đó, 94,51% thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, số còn lại đăng ký dự thi trực tiếp. Có 48.309 thí sinh tự do (chiếm 4,71%). Số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 73.232 em (chiếm 7,14%); thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 34.203 em (chiếm 3,34%); thí sinh dự thi vừa để xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH là 917.731 em (chiếm 89,52%).

Theo quy định, thí sinh đang học lớp 12 năm học 2022 - 2023 thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến 100% trên hệ thống quản lý thi; thí sinh tự do thực hiện đăng ký dự thi trực tiếp tại đơn vị đăng ký dự thi do sở GD-ĐT quy định.

Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục