(HBĐT) - Dịp nghỉ hè mặc dù kéo dài hơn 2 tháng và không cho con đi học thêm môn văn hóa nhưng chị Nguyễn Thị Oanh ở tổ 11, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) vẫn yên tâm. Theo hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, chị đã cho con kích hoạt ứng dụng Vuihoc.vn - nền tảng học trực tuyến ưu việt dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là công cụ giúp học sinh ôn lại kiến thức một cách hiệu quả vì bám sát chương trình sách giáo khoa từ cơ bản đến nâng cao, hơn nữa còn có những tương tác sinh động theo tinh thần vừa học vừa chơi, giúp các em thoải mái khi ôn tập dịp hè.

 


Học sinh huyện Lạc Sơn ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm giáo dục thông minh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống. 
 
Chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ: Là phụ huynh, tôi đánh giá cao sự tích cực của nhà trường khi ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác giảng dạy. Không riêng trường tiểu học Hữu Nghị (TP Hòa Bình) nơi con tôi đang theo học, mà tôi còn được biết nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong việc kết nối, giới thiệu cho học sinh những kênh học trực tuyến hiệu quả trong dịp nghỉ hè cũng như trong suốt năm học.

Học trực tuyến là một trong những kết quả nổi bật mà ngành GD&ĐT đạt được trong nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT đã góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác dạy và học trong các đơn vị, nhà trường. Hiện nay, mạng internet đã kết nối đến 100% cơ sở giáo dục. 100% cơ sở giáo dục phổ thông đã sử dụng hệ thống thông tin quản lý nhà trường (SMAS, VNedu). 100% giáo viên các trường THCS và THPT đã được cấp tài khoản hệ thống LMS, LCMS phục vụ sinh hoạt chuyên môn, học tập trực tuyến. Học sinh tham gia các kỳ thi trên internet đều có tài khoản trên trường học kết nối. Triển khai chương trình khoa học máy tính và lập trình đến 45% học sinh tiểu học, 65% học sinh THCS; triển khai dạy trẻ mầm non 4 - 6 tuổi học lập trình tại 53 trường mầm non trong toàn tỉnh...

Gần đây, Sở GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh hành trình chuyển đổi số bằng cách phối hợp với Viễn thông Hòa Bình triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số toàn diện ngành GD&ĐT tỉnh giai đoạn 2023 - 2028. Theo đó, ngành tiếp tục ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.   

Nhìn lại năm học 2022 - 2023 có thể thấy, ngành GD&ĐT đã đạt những dấu ấn nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên hành trình chuyển đổi số, toàn ngành tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); xây dựng và củng cố mạng lưới trường lớp theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương và đáp ứng các điều kiện triển khai chương trình GDPT 2018.

Đến nay, tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh có 305/516 trường, đạt 59,11%. Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; 9/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3; 1 huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2; 100% trường THCS, THPT xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Đặc biệt, trong năm học 2022 - 2023 ghi nhận những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn. 100% cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn về thể chất và tinh thần, không có ngộ độc, tai nạn thương tích xảy ra. Toàn ngành triển khai giảng dạy sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương lớp 3,7,10 hiệu quả, đảm bảo tiến độ, đúng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đạt 28 giải, tăng 5 giải so với năm học 2021 - 2022. Tham gia thi TDTT cấp quốc gia, thi KHKT dành cho học sinh phổ thông cấp quốc gia đạt nhiều thành tích cao.

Cùng với đó, công tác đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm. Kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD&ĐT có nhiều chuyển biến. Đến nay, có 67/129 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học, đạt 51,9%); 128/129 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục (đạt 99,2%)... Đó là những kết quả mang tính chất nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi để toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trong các năm học tiếp theo.



Thu Trang

Các tin khác


Từ năm học 2024-2025 tất cả các trường ở Hà Nội sẽ đăng ký tuyển sinh trực tuyến

Sau cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, từ năm học tới Hà Nội sẽ tuyển sinh trực tuyến ở tất cả các trường học trên địa bàn.

Khối thi đua số 3 - Hội Khuyến học tỉnh: Phát động phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Sáng 5/7, tại Đài PT-TH tỉnh, Khối thi đua số 3 thuộc Hội Khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị phát động phong trào thi đua yêu nước khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Chiều nay, học sinh Hà Nội xác nhận nhập học vào lớp 10

Chiều 5/7, từ 13 giờ 30 phút, Cổng thông tin tuyển sinh của thành phố Hà Nội bắt đầu mở để học sinh tiến hành làm thủ tục xác nhận nhập học vào lớp 10 công lập theo hình thức trực tuyến. Thời gian kết thúc xác nhận nhập học trực tuyến vào lúc 24 giờ ngày 7/7.

Khởi công xây dựng nhà lớp học điểm trường Bưa Cốc

(HBĐT) - Ngày 4/7, Huyện Đoàn Đà Bắc tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường Bưa Cốc, trường TH&THCS Suối Nánh, xã Nánh Nghê.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc chuyên môn về đáp án môn tiếng Anh

Trước những tranh cãi về đáp án môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, chiều 4/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có những thông tin về vấn đề này.

Trường mầm non tư thục Sao Mai: Những thay đổi mang tính đột phá

(HBĐT) - Khép lại một hành trình đầy giông bão với những biến cố, ảnh hưởng lớn sau đại dịch Covid – 19, bỏ lại phía sau những khó khăn, Trường Mầm non tư thục Sao Mai (tổ 4, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình) giờ đây đã bước sang một trang sử mới trong quá trình phát triển. Với thay đổi lớn nhất, mang tính đột phá, quyết định vận mệnh của ngôi trường từng được xem như "trường mầm non số 1” của tỉnh Hòa Bình, đó là sự vào cuộc, giúp đỡ, đồng hành của hệ thống Trường mầm non STEAM Leader (Hà Nội) do bà Đinh Thị Lan Anh - nhà sáng lập hệ thống trường mầm non STEAM Leader, Clever kids, Việt Ý montessori, Little Dream, nguyên thành viên Ban chuyên môn STEAM, Viện Nghiên cứu – Phát triển giáo dục và Công nghệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục