Chiều 27/7, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Chính phủ về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.


Quang cảnh buổi làm việc

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi làm việc. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Cơ bản đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Quốc hội khóa XV đã quyết định chọn nội dung giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, nhằm đánh giá về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2014-2022; làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân; xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương. Từ đó kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tính đến ngày 31/3/2023, Đoàn giám sát đã nhận được báo cáo của Chính phủ, 6/6 bộ và 63/63 ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; báo cáo kết quả giám sát tại địa phương của 63/63 Đoàn đại biểu Quốc hội và 48/63 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh… Đoàn cũng đã giám sát trực tiếp tại 8 địa phương; tổ chức làm việc với 6 bộ để làm rõ những nội dung liên quan đến chuyên đề giám sát. Sau các cuộc làm việc, Đoàn giám sát đều có ban hành Thông báo kết luận gửi các bộ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện Báo cáo chính thức gửi lại Đoàn giám sát.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, những nội dung báo cáo, trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc với Chính phủ là căn cứ quan trọng để Đoàn giám sát đánh giá, hoàn thiện Báo cáo để Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức giám sát chuyên đề tại phiên họp tháng 8/2023 tới.

Các vấn đề trọng tâm được Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị tập trung đánh giá gồm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm và kinh phí thực hiện.

Tại buổi làm việc, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Theo đó, hệ thống văn bản được ban hành đã tương đối bao quát toàn bộ các mặt, lĩnh vực để bảo đảm yêu cầu đổi mới. Công tác chỉ đạo của Chính phủ đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương cơ bản bao quát toàn diện các nội dung theo yêu cầu đổi mới; bảo đảm sự sâu sát và kịp thời trong chỉ đạo triển khai và giải quyết các khó khăn, vướng mắc.


Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại buổi làm việc

Về phía các nhà trường đã phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện chương trình mới; đội ngũ giáo viên đã thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; việc tổ chức quản lý đã chuyển dần theo hướng quản trị nhà trường.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai đối với các lớp: 1, 2, 3, 6, 7 và 10 rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đồng bộ ở tất cả các vùng, miền.

Tuy việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới còn có sự khác nhau giữa các địa phương, cơ sở giáo dục, nhưng về cơ bản đã đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đổi mới. Ngoài ra, vẫn còn những tồn tại trong quá trình triển khai các nghị quyết nêu trên.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn giám sát và đại biểu tham dự đã thảo luận về các nội dung: Đánh giá về Chương trình tổng thể và các chương trình môn học; Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; Việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, phát hành và giá sách giáo khoa; Thực trạng và đề xuất, kiến nghị đối với vấn đề đội ngũ giáo viên phổ thông; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ việc triển khai chương trình mới; chính sách đất đai, nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trường học; Việc bố trí nguồn lực và hiệu quả thực hiện ngân sách trung ương, ngân sách địa phương trong quá trình triển khai Chương trình; Việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục…

Kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ đồng tình với các số liệu, kết quả, đánh giá, nhận định mà Đoàn giám sát của Quốc hội đã nêu. Theo Phó Thủ tướng, Đoàn giám sát đã làm việc toàn diện, cụ thể, các số liệu thận trọng, những nhóm nội dung đặt ra đều là những vấn đề nổi bật trong triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành nghiêm túc nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân của những việc đã thành công, chưa thành công, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan. Trong quá trình hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn giám sát, Chính phủ sẽ cùng các bộ, ngành làm rõ hơn các vấn đề đặt ra.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo, giải trình của Chính phủ và các bộ liên quan về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần của hai nghị quyết nêu trên. Nội dung báo cáo, giải trình của các bộ, ngành cơ bản đáp ứng yêu cầu Đoàn giám sát đặt ra.

Qua nghiên cứu báo cáo và nghe giải trình, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết: Đoàn giám sát nhận thấy, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và toàn ngành giáo dục đã nỗ lực triển khai thực hiện, đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông còn những hạn chế, bất cập.

Để bảo đảm tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra việc phối hợp triển khai thực hiện của các bộ, địa phương; rà soát cơ chế, chính sách, hoàn thiện văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong toàn ngành, sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh và xã hội về việc triển khai Chương trình. Tăng cường đổi mới quản trị, quản lý nhà trường; đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá chất lượng giáo dục. Tổ chức sơ kết đánh giá, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay trong thực hiện Nghị quyết.

Nhấn mạnh đội ngũ nhà giáo là yếu tố then chốt bảo đảm cho sự thành công của việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, do đó đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rà soát, đánh giá toàn diện về cơ cấu, thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới và có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và nguồn tuyển giáo viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; có giải pháp giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện.

Tiếp tục ưu tiên, thực hiện nghiêm việc bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách ở trung ương và các địa phương; bố trí đầy đủ kinh phí triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt. Đồng thời ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách xã hội hóa, nhất là việc huy động thêm các nguồn lực hợp pháp đầu tư cho giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng...; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Dự báo điểm chuẩn xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT biến động nhẹ

Thời điểm này, các trường Đại học đã công bố điểm sàn cho phương thức xét kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2023. Đây là căn cứ để thí sinh lựa chọn, đăng ký nguyện vọng phù hợp với kết quả thi của mình.

Đổi mới giáo dục và đào tạo ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH T.Ư (khóa XI) về "Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN” (NQ 29), công tác đổi mới giáo dục trên địa bàn TP Hòa Bình đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Không để xảy ra tình trạng cung cấp chậm, thiếu sách giáo khoa

(HBĐT) - Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) kịp thời chỉ đạo, cùng các địa phương tích cực chuẩn bị các điều kiện cho năm học 2023 - 2024. Xác định tầm quan trọng của việc cung ứng sách giáo khoa (SGK), ngay từ đầu hè, các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp đã có kế hoạch phục vụ, đảm bảo cung ứng đủ SGK phục vụ năm học mới.

Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023 của tỉnh đạt 99,31%

(HBĐT) - Theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vừa được công bố, tỉnh Hòa Bình có tổng số 9.377 thí sinh dự thi. Kết quả, có 9.312 thí sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,31%. Tỉnh ta xếp thứ 41/63 tỉnh, thành phố.

Đảng bộ trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ kết nạp 10 học sinh vào Đảng

(HBĐT) - Ngày 18/7, Chi bộ II&III thuộc Đảng bộ trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 10 quần chúng ưu tú là học sinh lớp 12.

Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh kết nạp 10 học sinh ưu tú và Đảng

(HBĐT) - Ngày 17/7, 2 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh tổ chức kết nạp 10 quần chúng ưu tú vào Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục