Từ ngày 14/2, những quy định mới trong Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ GD&ĐT chính thức có hiệu lực. Theo đó, giáo viên dạy thêm phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Thông tư mới không cấm giáo viên dạy thêm nhưng quản lý chặt chẽ hơn.



Học sinh Trường TH&THCS Quỳnh Lâm, thành phố Hoà Bình tham gia hoạt động trải nghiệm.

Ghi nhận tại các trường học trên địa bàn tỉnh ngày 14/2 đều dừng việc dạy thêm cho học sinh. Ban giám hiệu các trường đã thông báo nội dung Thông tư số 29 đến các giáo viên và đề nghị chấp hành nghiêm túc. 

Không đi học thêm tại trường, nhiều học sinh trên địa bàn thành phố Hoà Bình có thời gian để tham gia các bộ môn thể thao ưa thích. Tuy nhiên, tại Trung tâm Giáo dục ATTIC khu vực bờ trái sông Đà vẫn có đông học sinh bậc THCS và THPT học thêm. 

Theo đại diện Trung tâm Giáo Dục ATTIC, việc học thêm của học sinh tại trung tâm vẫn được thực hiện. Theo Thông tư số 29, trung tâm vẫn được dạy thêm cho học sinh THCS và THPT.

Tìm hiểu về vấn đề này, nỗi lòng phụ huynh mỗi người một khác. Chị Trần Thị Minh, phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình - phụ huynh có con đang học tại Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ bày tỏ tâm tư về việc quản lý chặt hoạt động dạy thêm khiến con khó theo học được các thầy, cô như mong muốn và lo lắng về kết quả học tập.

Ngược lại, anh Nguyễn Văn Huy - phụ huynh có con đang học tại Trường THPT Ngô Quyền, thành phố Hoà Bình lại cho rằng, việc học ở trường là đủ. Thời gian rảnh muốn con tham gia các môn thể thao, rèn luyện thêm kỹ năng sống.  

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, từ ngày 14/2, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định cụ thể 3 trường hợp không được tổ chức dạy thêm: Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Thông tư cũng quy định việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải tăng cường công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm. Đồng thời công khai danh sách người dạy thêm và thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm nhằm tăng cường giám sát của toàn dân cùng cơ quan chức năng.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Đồng chí Hoàng Ngọc Ánh, Trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT tỉnh cho biết: Để triển khai có hiệu quả Thông tư số 29, sở đã ban hành văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố cùng các đơn vị, trường học trực thuộc về quy định dạy thêm, học thêm mới. Theo đó, để hoạt động dạy thêm, học thêm trong thời gian tới phát huy hiệu quả tích cực, đảm bảo đúng các quy định hiện hành, phòng ngừa các trường hợp dạy thêm không đúng quy định, Sở GD&ĐT tỉnh yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, học tập và tuyên truyền tới phụ huynh học sinh các quy định mới.

Việc tổ chức học tập, quán triệt các nội dung nêu trên phải được tiến hành nghiêm túc bảo đảm phù hợp với từng cấp, từng đối tượng. 

Theo các chuyên gia, để những quy định mới về dạy thêm, học thêm thực sự đi vào cuộc sống cần đẩy mạnh khâu kiểm tra, giám sát và nâng cao ý thức thực hiện của ban giám hiệu trường học, nhà quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh...


H.T

Các tin khác


Lan tỏa phong trào “Sinh viên 5 tốt”

Phong trào "Sinh viên 5 tốt” được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động từ năm 2009 nhằm xây dựng sinh viên toàn diện với 5 tiêu chí: "Học tập tốt”, "Đạo đức tốt”, "Thể lực tốt”, "Tình nguyện tốt”, "Hội nhập tốt”. Xác định tầm quan trọng của phong trào, thời gian qua, Tỉnh Đoàn thực hiện nhiều giải pháp, hoạt động nâng cao chất lượng phong trào. Qua đó hàng năm có thêm nhiều tấm gương "Sinh viên 5 tốt” được tuyên dương, khen thưởng cấp trường, cấp tỉnh.

Giáo dục ý nghĩa Tết cổ truyền cho thiếu nhi

Đối với mọi người, Tết cổ truyền không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình mà còn chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc. Dịp Tết, nhiều trường học đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa như hội chợ Tết, học gói bánh chưng, chơi các trò chơi dân gian... Qua đó không chỉ có giờ ngoại khóa bổ ích mà còn giúp các em thêm hiểu, trân trọng, yêu quý văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hôm nay Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy đợt 2

Từ 9 giờ hôm nay (ngày 1/2), Đại học Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 2.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".


Nhân rộng những trường học hạnh phúc

Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục tích cực, nơi mà cả thầy cô, học sinh và phụ huynh đều cảm nhận được niềm hạnh phúc, năm học 2023-2024 ngành Giáo dục TP Hồ Chí Minh đã triển khai bộ tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc cho tất cả các trường học. Với 18 tiêu chí ở 3 nhóm tiêu chuẩn (về con người; dạy học và hoạt động giáo dục; môi trường), TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai có quy mô bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc ở 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm tuyển người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học phổ thông

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục