Nhận được học bổng 200.000 USD của trường ĐH Mount Holyoke, đoạt giải thưởng báo chí Mỹ, Võ Thị Minh An còn được nhiều trường trung học, ĐH Mỹ mời diễn thuyết về chất độc màu da cam. Minh An được nhắc đến bằng sự ngưỡng mộ của nhiều sinh viên Mỹ.
Được biết, năm 2008 An đã nhận được học bổng trị giá 200.000 USD của trường ĐH Mount Holyoke - Mỹ. An có thể bật mí vì sao em nhận được học bổng này?
Hồi học lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phong, TPHCM em nhận được học bổng toàn phần trị giá 30.000 USD tại Trường Brentwood (bang California, Mỹ), trong thời gian học ở đây em “lọt” vào top 10% học sinh giỏi dẫn đầu toàn trường và em nhận được giải thưởng Thơ quốc tế Mỹ.
Bên cạnh đó, em đã đi nói chuyện ở 7 trường trung học về chất độc màu da cam và những buổi nói chuyện đó đã gây ấn tượng mạnh với các bạn học sinh và phụ huynh Mỹ. Em đã hợp tác với Tổ chức Phi Chính phủ Spiral Foundation xây dựng nên dự án từ thiện gây quỹ giúp trẻ khuyết tật ở Huế. Qua các buổi nói chuyện, nhiều phụ huynh và doanh nhân Mỹ đã ủng hộ vào Quỹ hơn 50.000 USD. Sau năm học ở Mỹ, em về Việt Nam hoàn thiện bậc THPT. Em nộp hồ sơ vào trường ĐH Mount Holyoke và nhận được học bổng trên.
Tại sao Minh An đưa vấn đề chất độc màu da cam để nói chuyện và lý do gì để trường Brentwood đồng ý cho em nói về chủ đề này vì đây là vấn đề rất nhạy cảm hiện nay?
Cái chính em hướng tới vấn đề chất độc màu da cam là từ năm lớp 7, khi mẹ em làm ở bệnh viện Từ Dũ, trong bệnh viện có nhiều trẻ em chất độc màu da cam. Em gặp và rất ấn tượng với các em đó. Ấn tượng đó quá mạnh khi nhìn thấy hình ảnh khiếm khuyết của các em và em đã tò mò tìm hiểu vấn đề này vì sao vấn đề này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Điều em quan tâm nhất là cuộc sống của các em và muốn làm thế nào cho cuộc sống các em đỡ bất hạnh hơn một chút. Chứ không hy vọng đem lại sự toàn vẹn, công lý 100% cho các em.
Ban đầu em không được sự chấp nhận nói về vấn đề này. Bởi vì khi chiếu phim tài liệu mà em thu thập về chất độc màu da cam cho thầy hiệu trưởng xem thì thầy rất lo ngại vì đây là vấn đề khá quan trọng, nhạy cảm, đang là cuộc tranh luận giữa 2 nhà nước với nhau. Nhưng thầy lo nhất là những hình ảnh này quá ghê, họ không nghĩ tồn tại những con người có hình thù quái dị như thế. Thầy sợ gây tác động xấu đến học sinh của trường.
Em đến gặp thầy dạy môn Lịch sử của em là một Giáo sư về sử học, em chiếu cho thầy xem và hỏi thêm ý kiến các phụ huynh mà em biết và họ rất ủng hộ. Em quay lại thuyết phục thầy hiệu trưởng nhưng thầy vẫn không chịu. Lần thứ ba em cùng Giáo sư dạy sử đến thuyết phục thầy hiệu trưởng và thầy đã đồng ý. Em đã vượt qua được cái ngưỡng khó khăn nhất.
Khi nói chuyện và trình chiếu những hình ảnh các em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, học sinh Mỹ họ hưởng ứng như thế nào?
Khi thuyết trình, em không nói quá nhiều của tội ác chiến tranh, em chỉ nói đến nỗi đau mà các em phải gánh chịu. Chỉ hình ảnh đã diễn tả hết tất cả và nhiều học sinh Mỹ rất đau xót và mong muốn giúp đỡ các em đó. Đương nhiên khi diễn thuyết em không lên án ai là người có tội. Sau đó, em đã được 7 trường trung học ở Mỹ mời diễn thuyết về vấn đề này vì những hình ảnh xúc động mà em mang đến cho mọi người.
Khi sang học ĐH tại trường Mount Holyoke, em cũng đã được mời diễn thuyết tại nhiều trường trung học và đại học tại Mỹ vì mọi người đã biết đến em, công việc của em làm.
Đến giải thưởng báo chí Mỹ
Được biết, năm 2009 Minh An đã đạt giải thưởng Knudson Churchill Scholarship Trust danh giá vì những đóng góp lớn trong lĩnh vực truyền thông, bạn viết về đề tài gì?
Minh An kể một chút về gia đình mình và ai là người chịu ảnh hưởng nhất đối với em?
Mẹ làm bác sĩ ở bệnh viện Từ Dũ, bố là Giáo sư Sử học và em có một em trai. Thật ra ba và mẹ em không ép buộc em theo con đường mà ba mẹ thích. Ba mẹ để cho em tự khám phá bản thân, tôn trọng cách lựa chọn nghề nghiệp của con.
Ba mẹ em đều sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống, không còn người thân do chiến tranh và bệnh tật đưa lại nhưng mẹ em đã vượt qua nỗi đau lớn để sống và làm việc. Ba em nhà nghèo, do tự học nên mới có ngày hôm nay. Em học được ba mẹ ở tính cách đó. Khi học xong em sẽ trở về Việt Nam làm việc.
Dự định trong thời gian tới của An là gì?
Em được tổ chức sinh viên Mỹ gốc Châu Á mời tới dự hội nghị và nói chuyện về chất độc màu da cam. Dự định năm nay, em và các bạn sinh viên Việt Nam ở trường tiến tới tổ chức hội nghị như vậy.
Ngoài ra, em cùng các bạn sinh viên sẽ quyên góp 1 số tiền dự định cho quỹ “Tiếp sức đến trường” cho báo Tuổi trẻ. Em đã thành lập một trang web về chất độc màu da cam. Em dự định, em sử dụng web này để giới thiệu đến 5 trường ĐH, cùng trong hệ thống trường em đang học là ĐH University of Massachusetts, Amherst, Mount Holyoke, Hampshire và Smith.
Nhận học bổng Mỹ từ thời phổ thông đến đại học, An có thể chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng với các bạn trẻ hiện nay?
Hiện nay, để tìm học bổng đi du học Mỹ cũng không quá khó vì thông tin các trường cần họ đã được đăng tải trên trang web của trường. Các trường ĐH Mỹ, họ muốn thu hút nhân tài trên thế giới, không phải là họ cho mình học bổng mà bắt mình sau này làm việc trả lại họ số tiền đó mà họ muốn học xong bạn có đóng góp nào đó cho xã hội, cho quê hương.
Khi các bạn nộp đơn xin học bổng vào ĐH Mỹ, điểm số chỉ là một phần, phần thứ hai các bạn phải cho họ thấy là bạn có gì đó đặc biệt, khác với các bạn khác. Ví dụ: bạn thích vẽ, bạn chứng minh niềm đam mê đó của bạn, bạn vẽ nhiều, bạn có nhiều giải thưởng. Bạn phải chú ý đến vấn đề này hơn là bạn viết một bài luận văn dài kể bạn đã đạt thành tích như thế nào.
Mặc dù bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư nhưng cô Norlin Sani, 30 tuổi, giáo viên tiểu học ở Singapore đã quyết định không tham gia điều trị chuyên sâu để kéo dài thêm sự sống mà dồn sức học lấy được tấm bằng cử nhân trước khi từ giã cõi đời.
Nằm trong "vùng trũng" giáo dục của cả nước, tỉnh Cà Mau chịu nhiều khó khăn do hệ thống sông ngòi chằng chịt, đan xen, chia cắt các xóm ấp. Hạn chế về đi lại khiến cho nỗi lo ngăn sông, cách chợ, trễ đò cứ thường trực trong mỗi học sinh nơi đây. Tuy nhiên, sau nhiều năm trăn trở tìm hướng đi thích hợp cho sự nghiệp "trồng người", ngành giáo dục Ðất Mũi đang từng ngày "bứt tốp".
30 năm lăn lộn vất vả mưu sinh, ông Nguyễn Kim thu về được một “kho vàng” vô giá là năm người con học giỏi nhất vùng quê nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nghề “hoạn lợn” rất đỗi bình thường đã giúp ông nuôi các con khôn lớn, học các trường CĐ, ĐH.
Từ ngày 1-1 đến 30-5-2010, Bộ Giáo dục và Ðào tạo kiểm tra việc thực hiện quy định về môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) tại các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ), trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm GDQP-AN sinh viên và trung học phổ thông.
Để đánh giá giảng viên có hiệu quả, các trường đã thực hiện bằng nhiều cách. Nhưng hiệu quả tới đâu, khó ai có thể đánh giá được.
Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành mà các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tiếng Anh... của học sinh trung cấp cũng rất yếu