Đại học Việt - Đức (VGU) là một trường đại học công lập đầu tiên ở VN với một hiệu trưởng người nước ngoài, GS. TS Wolf Rieck.
Ngày 2- 2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp Hội đồng trường (HĐT) đại học Việt - Đức (VGU). Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là Chủ tịch HĐT của VGU. Đây là cuộc họp HĐT đa quốc gia đầu tiên của một trường đại học công lập ở VN với một hiệu trưởng người nước ngoài, GS. TS Wolf Rieck.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, VGU là một trong bốn trường thuộc dự án “ĐH xuất sắc” mà Bộ GD&ĐT quyết định xây dựng. VGU là trường quốc tế công lập đầu tiên, được xây dựng với một quốc gia đối tác và chính thức khai trương ngày 10 - 9 - 2008.
VGU được Chính phủ Việt Nam quyết tâm xây dựng và phát triển với mục đích trở thành một trong những cơ sở giáo dục mang tính nghiên cứu hàng đầu và trở thành mô hình kiểu mẫu của quan hệ hợp tác CHLB Đức và Việt Nam.
Cũng vì là trường khá đặc biệt, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cơ chế hoạt động của ĐH Việt – Đức cũng khác nhiều trường ĐH tại Việt Nam. VGU có cơ chế tự chủ cao, Hiệu trưởng được quyết định phương thức tuyển sinh, được sử dụng kết quả tuyển sinh ĐH và cũng có thể phỏng vấn trực tiếp để tuyển sinh.
Những mục tiêu chính mà VGU đặt ra hết sức to lớn: Xây dựng một trường ĐH nghiên cứu hàng đầu Việt Nam để đến năm 2020 được xếp hạng trong danh sách 200 trường ĐH hàng đầu thế giới; là nơi học tập cho các ĐH khác về phương pháp quản lý ĐH, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp nghiên cứu…; là hình mẫu để thúc đẩy và tạo động lực cho đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam.
Hiệu trưởng trường VGU hiện nay là GS.TS Wolf Rieck. Trước đó, GS.TS Wolf Rieck từng làm Hiệu trưởng Trường ĐH Ứng dụng Frankfurt tại quê hương ông (Đức). GS.TS Wolf Rieck đã có mặt ít nhất tại 50 quốc gia thuộc cả 5 châu lục trên thế giới. Ông đến những nước này để đi du lịch hoặc thỉnh giảng.
Sinh viên học các chương trình học ở VGU được công nhận tại tất cả các trường ĐH khác trên toàn châu Âu vì VGU sử dụng chương trình đào tạo của Đức theo Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS).
Thời gian học ĐH kéo dài 4,5 năm. Ngôn ngữ giảng dạy trong 1- 2 năm đầu là tiếng Anh và SV được học thêm tiếng Đức để đến năm cuối có thể học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Đức.
Đến nay, VGU đã có 28 SV theo học các ngành kỹ thuật, tin học kinh tế, quy hoạch phát triển đô thị và toàn bộ số sinh viên này đang được gửi sang Đức để học tiếng Đức. Dự kiến, đến năm 2020, quy mô của trường sẽ là 5.000 SV và đến năm 2030 đạt 12.000 SV theo học ở các ngành nghề và trình độ đào tạo. |
Theo TPO
Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đó chỉ là cậu bé học cấp 1. Nhưng ít ai nghĩ, “chú bé tí hon” ấy đã là SV năm thứ 2 và làm được nhiều điều phi thường. Dù đã 20 tuổi nhưng “tí hon” chỉ có chiều cao 1,03m và nặng 21kg.
Tình cờ đọc SGK Vật lí 6, tái bản lần thứ bảy, Nhà xuất bản Giáo dục 2009 và nhiều cuốn liên quan, độc giả Nhị Giang cho rằng: một số đơn vị được giải thích không đúng hoặc cho không đúng giá trị; cách viết các biểu thức, trị số và đơn vị ở đó cũng không theo một tiêu chuẩn nào.
Nhiều năm nay, có những ngành học tuyển mãi mà không có người học do thí sinh chưa nắm bắt được thông tin.
Khác với TPHCM, Hà Nội không quy định mức thưởng Tết cho giáo viên mà tùy thuộc vào từng trường. Do vậy, mỗi trường có mức thưởng Tết khác nhau, có trường thưởng cao nhất là 3,8 triệu đồng, có trường, giáo viên không có tiền thưởng.
Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa đưa ra bản dự kiến phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010. Theo đó, sẽ có một số thay đổi sau trong bảng phân chia, chủ yếu do sự thay đổi về địa giới hành chính, thay đổi về cấp quản lý hành chính.
Trong khi học sinh tại TP.HCM tập trung cho các bài thi, kiểm tra trước Tết thì phần lớn sinh viên đã tung tăng về quê ăn Tết.