Trong khi học sinh tại TP.HCM tập trung cho các bài thi, kiểm tra trước Tết thì phần lớn sinh viên đã tung tăng về quê ăn Tết.

Lũ lượt xách cặp về quê

Nhiều trường ĐH, CĐ hiện nay cho sinh viên (SV) nghỉ Tết khoảng 3 tuần, bắt đầu từ ngày 8/2. Còn 1 tuần nữa mới tới kỳ nghỉ nhưng SV các trường đã lần lượt khăn gói về quê. Phần lớn trong số họ đều cúp học tuần cuối.

Đường vào KTX ĐHQG TP.HCM, sinh viên khăn gói về quê. Ảnh: Minh Quyên

Những chuyến xe buýt trước cổng ký túc xá ở Làng ĐH Thủ Đức gần một tuần nay luôn đông đúc SV với túi xách, va li trên tay.

H.Hưng, SV năm 3 khoa Cơ khí, ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết lớp cậu còn rất ít SV ở lại. Vì chưa tới cuối tháng 1 thì chương trình học đã kết thúc. Đây là thời gian để những SV nào còn nợ môn sẽ ở lại để trả nợ, ai không còn nợ thì về.

Còn N.Minh, SV năm 2 khoa Công nghệ Thông tin, đang khăn gói về quê, nói rằng: “Khoảng ngày 7 - 8/2 cả lớp mới được nghỉ Tết. Hiện thầy cô vẫn dạy học bình thường nhưng mình về sớm để chơi cho được nhiều. Về nhà tự ngồi đọc sách cũng được".

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều SV về quê sớm là càng gần Tết đón xe càng khó mà giá vé xe càng tăng. Nhiều tuyến xe bán vé trước và đã hết vé. Bến xe Miền Đông cho hay từ ngày 4/2 (21 tháng chạp) vé sẽ tăng lên. Mà với SV thì "tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy", với lại "ai cũng nhớ nhà, nhớ má lắm lắm rùi...".

Cũng vì thế, các lớp học ở nhiều trường ĐH gần như vắng bóng SV.

Nhiều SV chuẩn bị "lên đường" tại trạm xe buýt làng ĐH Thủ Đức. Ảnh: Minh Quyên

H.Hà, SV năm 2 khoa Đô thị học, Trường ĐH KHXH&NV cho biết lớp cô còn khoảng 2/3 SV học, số khác đã về quê từ tuần trước. Tương tự, N.Hương, SV năm 2, ngành Kinh tế đối ngoại, Khoa Kinh tế (ĐHQG TP.HCM) ước đoán khoảng hơn 1/3 SV lớp mình đã về quê.

“Nhiều bạn quê tận ngoài Bắc đều tranh thủ về quê sớm để tiết kiệm và có nhiều thời gian phụ giúp gia đình chuẩn bị đón Tết. Hiện tại, những môn đang học cũng không quan trọng lắm” - Hương nói.

Học sinh nghỉ thì nghỉ, cũng phải ôn bài

Thời gian nghỉ Tết năm nay của học sinh (HS) tại TP.HCM được coi là dài nhất với 2 tuần. Thế nhưng, nhiều HS không lấy đó làm vui. Khác với SV thong thả thời gian trước và trong Tết, phần lớn HS đều lo sốt vó.

Thời gian này, nhiều HS phải căng mình tập trung cho bài vở để kiểm tra. T.Nhi, HS lớp 10 D2, Trường THPT Marie Curie cho biết hiện em đang tập trung cho kiểm tra cuối tháng. Thời gian trước khi nghỉ Tết cũng là lúc kiểm tra dồn dập, bài tập được thầy cô cho về nhà làm khá nhiều. “Ra Tết khoảng 2 - 3 tuần đã tới kỳ kiểm tra lại rồi. Nên nghỉ thì nghỉ, cũng phải ôn bài để đi học lại để không bị quên” - Nhi chia sẻ.

Mỗi giờ tan học, nhiều học sinh lại tất tả cho "sô" học kế tiếp. Ảnh học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân giờ tan học.

H.Ngọc, HS lớp 12A5, Trường THPT Diên Hồng kể rằng lịch học của cô dày đặc, nhất là vào thời gian này. “Là HS lớp 12 nên bài vở nhiều lắm. Em không dám nghỉ ngơi vì lúc lên lớp phải chuẩn bị để thầy cô kiểm tra đầu giờ, học xong buổi sáng thì chuẩn bị cho học phụ đạo buổi chiều. Tối lại đi học thêm. Với đà này, Tết em chỉ dám chơi 3 ngày thôi”.

T.Cường, HS lớp 12A4, Trường Diên Hồng còn lo lắng hơn khi tự đề ra lịch nghỉ Tết cho mình chỉ vỏn vẹn 1 ngày, ngày mồng 1 Tết.

K.Khánh, HS lớp 12A6, Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm hy vọng thầy, cô không cho bài tập về nhà vào dịp Tết. Vì ngày nghỉ Tết, em phải theo ba mẹ về quê chơi. “Dù không có bài tập em cũng đã phải mang theo tập sách về quê để học dần rồi” - Khánh nói.  

Kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài hơn mọi năm, trước khi nghỉ các trường cũng tăng cường kiểm tra, cho học sinh làm bài tập về nhà nhiều hơn để Tết các em vui chơi thoải mái. Nhưng có lẽ, áp lực kiểm tra, thi cử hàng năm vẫn khiến HS cảm thấy lo lắng, thậm chí sợ sẽ quên bài vở trong kỳ nghỉ dài.

                                                                                  Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thí sinh thi ĐH năm 2009.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

TPHCM: Thưởng tết 600.000 đồng/giáo viên

UBND TPHCM ra quyết định về mức thưởng tết Canh Dần 2010 cho cán bộ - giáo viên khối các trường thuộc Sở GD-ĐT TPHCM là 600.000 đồng/người.

Trường THCS Hữu Nghị TP Hoà Bình: Dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn diện và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp

(HBĐT) - Trường THCS Hữu Nghị , TP Hoà Bình được UBND tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn Quốc giai giai đoạn 2001-2010. Đây là niềm vinh dự và tự hào của thầy và trò nhà trường. Nhiều năm qua, nhà trường đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua “Hai tốt”, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, tỷ lệ học sinh giỏi luôn dẫn đầu thành phố và tỉnh.

Căn cứ tính học phí ''kiểu ĐB Quốc hội'' không hợp lý

Tăng học phí, xã hội hóa, vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận trong giáo dục đại học… cần phải được “soi” trong bối cảnh cụ thể.

Nhân kỷ niệm 60 năm Việt Nam - LB Nga thiết lập quan hệ ngoại giao: Giáo dục - đào tạo, lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác Nga - Việt

Theo con số thống kê, cho đến nay, Liên Xô (trước đây) và LB Nga đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 52.000 người thuộc đủ mọi ngành, nghề. Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ, nhất là nguồn nhân lực cao cấp do Liên Xô (trước đây) và CH LB Nga giúp đào tạo trong hàng chục năm qua. Những nhân lực đó đã và đang giữ những vị trí chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân và bộ máy chính quyền của Việt Nam.

Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chính thức "mất tên"

Cùng với việc "mất tên", Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ để lại cơ sở vật chất ở trụ sở cũ cho Trường THPT Nguyễn Trãi. Tên mới của trường được đề xuất là THPT Chuyên Hà Nội.

Giáo viên trẻ nhất thế giới quyên tiền cho nạn nhân động đất

Giáo viên trẻ nhất thế giới - cô bé 12 tuổi Adora Svitak đang sử dụng những nguồn lợi nhuận thu được từ truyền thông xã hội của mình trong đó có mạng xã hội Twitter để quyên tiền cho những trẻ em là nạn nhân vụ động đất ở Haiti.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục