Trường THSC Vầy Nưa, huyện Đà Bắc thực hiện tốt cuộc vận động hai không
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh có 15/20 xã thuộc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà, 10/20 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,45%, cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục được chăm lo và ngày càng phát triển.
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đà Bắc Xa Quốc Sự cho biết: Cơ sở vật chất được chăm lo, điều kiện giảng dạy và học sinh được cải thiện đáng kể so với những năm trước đây. Đến năm học 2009-2010, toàn huyện có 67 trường học với tổng số 12.447 học sinh và gân 1.100 giáo viên. Số phòng học kiên cố đạt 67,2%, phòng học cấp IV đạt 16,17%, phòng học tạm 16,1%. Huy động học sinh đến trường mầm non đạt 96%, học sinh bỏ học chỉ còn 1,23%, 20/20 xã có trung tâm học tập cộng đồng. Huyện phấn đấu duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn về công tác chống mù chũ và phổ cập GDTH đúng độ tuổi với 20/20 xã thị trấn đạt phổi cấp GDTHCS. Toàn huyện đã có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia.
Đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh đang được chăm lo và có được những kết quả đáng kể. Đến nay, quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh của tỉnh tiếp tục ổn định. Các bậc học, ngành học, cấp học không ngừng phát triển. Cơ sở vật chất, quy mô trường lớp ngày càng đáp ứng các yêu cầu học tập, giảng dạy của học sinh và cán bộ, giáo viên trong tỉnh. Chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo không ngừng được nâng lên. Tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học- chống mù chữ, PCGDTH đúng độ tuổi, PCGDTHCS, từng bước thực hiện PC bậc trung học. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo không ngừng lớn mạnh đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Tỉnh dành nguồn kinh phí thích đáng đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Trong đó chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên được triển khai khá tốt cải thiện mạnh điều kiện giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Từ việc xã hội hóa giáo dục, tỉnh đã hình thành phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT, từng bước hình hành xã hội học tập. Sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh tiếp tục được khẳng định vị thế trên “ bản đồ” giáo dục cả nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH địa phương. Năm học 2008-2009, toàn ngành đã có 2 cán bộ được phong tặng danh hiệu “ Nhà giáo ưu tú”. Ngành GD-ĐT tỉnh xếp thứ nhì khối Thi đua vùng I gồm 15 tỉnh miền núi và Trung du phía Bắc được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Cờ xuất sắc. Ngoài ra, Bộ trưởng tặng 5 Bằng khen về thực hiện xuất sắc 5 lĩnh vực công tác gồm: giáo dục thường xuyên, công tác y tế trường học, thực hiện tốt cuộc vận động “ hai không”, ứng dụng công nghệ thông tin và công tác xã hội hóa giáo dục.
Phát huy thành tích đạt được, ngành GD-ĐT đang tập trung triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 với mục tiêu được xác định là “ Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Tập trung đổi mới công tác quản lý giáo dục. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển mạng lưới trường lớp, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất thiết bị giáo dục. Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ cán bộ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục năm 2011-2020 của tỉnh.
Hương Lan
Tiến sĩ khoa học Cao Văn Phường - Hiệu trưởng Trường đại học Bình Dương vừa được Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ sư Nga A.M. Prokhorov kết nạp và trao bằng phong tặng chức danh Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ sư Nga.
Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đó chỉ là cậu bé học cấp 1. Nhưng ít ai nghĩ, “chú bé tí hon” ấy đã là SV năm thứ 2 và làm được nhiều điều phi thường. Dù đã 20 tuổi nhưng “tí hon” chỉ có chiều cao 1,03m và nặng 21kg.
Tình cờ đọc SGK Vật lí 6, tái bản lần thứ bảy, Nhà xuất bản Giáo dục 2009 và nhiều cuốn liên quan, độc giả Nhị Giang cho rằng: một số đơn vị được giải thích không đúng hoặc cho không đúng giá trị; cách viết các biểu thức, trị số và đơn vị ở đó cũng không theo một tiêu chuẩn nào.
Nhiều năm nay, có những ngành học tuyển mãi mà không có người học do thí sinh chưa nắm bắt được thông tin.
Khác với TPHCM, Hà Nội không quy định mức thưởng Tết cho giáo viên mà tùy thuộc vào từng trường. Do vậy, mỗi trường có mức thưởng Tết khác nhau, có trường thưởng cao nhất là 3,8 triệu đồng, có trường, giáo viên không có tiền thưởng.
Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa đưa ra bản dự kiến phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010. Theo đó, sẽ có một số thay đổi sau trong bảng phân chia, chủ yếu do sự thay đổi về địa giới hành chính, thay đổi về cấp quản lý hành chính.