Mới đây, tại Lễ biểu dương du học sinh Việt Nam xuất sắc tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có một cô học trò vừa tốt nghiệp lớp 12 tại Ô-xtrây-li-a với điểm xếp hạng cao "chót vót": 99,70 tại trường Pe-nin-su-la thuộc bang Men-bơn danh tiếng của Ô-xtrây-li-a.

Ðó là Nguyễn Thị Cẩm Thanh, nguyên là học trò Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh), năm 2007 đã giành được học bổng toàn phần (học phí và ăn ở) hai năm lớp 11 và 12 cao nhất cho học sinh nước ngoài ở bậc học phổ thông mà học sinh Việt Nam giành được từ trước tới nay (67.000 USD). Với kết quả xếp hạng trên, Cẩm Thanh đã giành được suất học bổng toàn phần bậc đại học của Ðại học Men-bơn.


 

Xa nhà, trở thành một thành viên nhỏ bé của Trường Pe-nin-su-la, Cẩm Thanh nhập cuộc rất nhanh. Em được bầu làm Trưởng nhà, Trợ lý của Ký túc xá trưởng. Kết thúc năm lớp 11, với kết quả học tập xuất sắc (đứng đầu khối các môn kế toán và luật đã đưa Cẩm Thanh vào vị trí thủ khoa). Năm lớp 12, Cẩm Thanh tiếp tục đứng đầu khối ở nhiều môn học như Toán cao cấp, Toán phương pháp, tiếng Anh... Không chỉ tập trung cho chương trình chính ở bậc phổ thông, cô học trò nhỏ còn ưu tiên thời gian cho môn toán đại học năm nhất và kết quả là khi đánh giá về năng lực của em trong môn học này, Cẩm Thanh đạt được 95,5% và được nhận Giải thưởng Mô-nát, giấy khen và quà của Ðại học Men-bơn.


 

Các trường nước ngoài đánh giá rất cao các hoạt động ngoại khóa của học sinh và trên thực tế đây cũng chính là "cửa ải" đối với nhiều học sinh Việt Nam vốn có tính nhút nhát, ít chịu khó hòa nhập. Với Cẩm Thanh, cô bé đã vượt lên chính mình và tìm thấy ở đây những điều thú vị và bổ ích ngoài giờ học chính khóa. Tại đây, khi tham gia những hoạt động đa dạng liên quan việc "thành lập công ty" và cùng cả đội giành phần thắng thì cô học trò Việt Nam thường đảm nhiệm vai trò "tư vấn luật" - một thử thách không dễ vượt đối với các học sinh phổ thông, nhất lại là học sinh nước ngoài. Có lẽ, đây lại là một "bí mật" nhỏ của Cẩm Thanh - cô con gái cưng của một gia đình có hai bố mẹ cùng là tiến sĩ Luật từ Nga về (tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng và tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lâm). Mẹ của Cẩm Thanh cho biết, năm 1999, gia đình chị từ Mát-xcơ-va về nước sau chuyến du học dài đằng đẵng mười mấy năm trời của hai vợ chồng và cùng trở thành giảng viên tại Ðại học Luật TP Hồ Chí Minh. Lúc đó, nhìn khuôn mặt mệt mỏi của đứa con gái tám tuổi nói tiếng Việt chưa sõi sau một chuyến bay dài, lòng chị day dứt cảm giác có lỗi. Công việc bận rộn và một môi trường mới đầy áp lực nên cả hai bố mẹ đều ít có thời gian chăm sóc con gái. Chị không thể quên điểm 1 môn chính tả ở lớp học hè mà con mang về sau buổi đầu tiên tới lớp. Nhưng Cẩm Thanh đã nhanh chóng vượt qua rào cản ngôn ngữ và vào thẳng lớp 3. Lớp 4, cô bé đoạt được danh hiệu "Tiến sĩ" trong kỳ thi học sinh giỏi của thành phố mang tên Lương Thế Vinh, rồi liên tục đứng đầu khối ở các năm học tiếp theo cho đến khi có được cơ hội bay xa...
 
 
 
                                           Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cô cháu du xuân
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngôi trường của những thủ khoa

Ngôi trường ở vùng nông thôn xa xôi của Hải Phòng không có dạy thêm, không có tình trạng học sinh và phụ huynh phải làm đơn "tự nguyện xin" học thêm. Trước mỗi kỳ thi đại học, học sinh không phải xếp hàng ghi tên vào các "lò" luyện thi. Vậy mà trong bốn năm liền, trường đều có nhiều thủ khoa đỗ vào các trường đại học danh tiếng trong cả nước. Tất cả đều bởi chữ "Tâm" và chữ "Tình" của các thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng nỗ lực của học sinh.

Người trẻ tài hoa

Họ đều còn khá trẻ nhưng lại là những người khai phá các lĩnh vực mới mẻ, gai góc ở VN. Một người khao khát làm một công việc liên quan đến du lịch để giới thiệu VN ra thế giới, người kia quyết tâm thổi hồn vào các món ăn Việt

Sinh viên nước ngoài tại TPHCM nô nức đón tết Việt

Tết Canh Dần đang đến gần, không khí mùa xuân tràn ngập khắp phố phường. Hòa chung niềm vui xuân, hàng ngàn sinh viên nước ngoài háo hức chờ đón tết. Mỗi người có một cảm nhận về tết theo cách riêng của mình, nhưng nét chung nhất là họ cảm thấy rất ấn tượng, bởi những phong tục truyền thống được lưu giữ trong ngày tết của người Việt.

Ở nơi xa xứ - sinh viên Việt đón Tết sớm

Rạng sáng 29 Tết (đêm 11/2/2010 theo giờ Pháp), Hội SVVN tại Nantes (Pháp) đã tổ chức liên hoan đón năm mới Canh Dần trong sự háo hức của đông đảo SV tại đây. Một sinh viên đã gửi hình ảnh tại buổi lễ đón Tết này, VietNamNet xin giới thiệu đến độc giả để cùng chia sẻ một năm mới tốt lành.

Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 11

Bộ Giáo dục và Ðào tạo vừa thông báo xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (NGND, NGƯT) lần thứ 11. Theo đó, quá trình xét tặng sẽ quan tâm các nhà giáo trực tiếp giảng dạy, giáo viên tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo nữ.

Anh: Cấm học sinh tiểu học gửi thiệp Valentine cho nhau

Một trường tiểu học ở Anh vừa ra quy định cấm học sinh gửi thiệp cho nhau trong ngày lễ tình nhân Valentine (14/2). Đồng thời, các em cũng không được tổ chức ngày lễ này. Lệnh cấm này bị nhiều bậc phụ huynh phản đối kịch liệt...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục