Rạng sáng 29 Tết (đêm 11/2/2010 theo giờ Pháp), Hội SVVN tại Nantes (Pháp) đã tổ chức liên hoan đón năm mới Canh Dần trong sự háo hức của đông đảo SV tại đây. Một sinh viên đã gửi hình ảnh tại buổi lễ đón Tết này, VietNamNet xin giới thiệu đến độc giả để cùng chia sẻ một năm mới tốt lành.
Buổi liên hoan đón Tết diễn ra sớm hơn và được tổ chức vào ngày bình thường thay vì ngày cuối tuần như các năm trước vì ban tổ chức mong muốn số đông SV đi làm thêm cuối tuần không bị lỡ cơ hội đón Tết.
Nguyễn Hoài Tưởng, Chủ tịch Hội SVVN tại Nantes cho biết, mục đích chính của buổi liên hoan là nhằm tạo điều kiện cho các bạn SVVN xa nhà có dịp gặp gỡ nhau trong không khí của ngày Tết, góp phần làm dịu nỗi nhớ hương vị Tết quê nhà. Vì thế, từ việc trang trí sân khấu, lên chương trình đến việc chuẩn bị thực đơn đều đậm nét Tết truyền thống.
Câu đối đỏ , những hình vẽ dân gian được dùng để trang trí sân khấu của buổi liên hoan mừng năm mới đậm nét truyền thống của Tết Việt. |
Đây là khu vực trưng bày ảnh Tết của nhà nhiếp ảnh Scott Mathieu tại hành lang dẫn vào phòng liên hoan, cũng là nơi thu hút nhiều người xem và chụp ảnh. |
Trong buổi liên hoan này cũng có sự tham gia trưng bày ảnh Tết Việt của nhiếp ảnh gia người Pháp Scott Mathieu, người từng đến chụp ảnh Hà Nội 2 lần trong đó có 1 lần vào dịp Tết Nguyên Đán.
“Tôi rất ấn tượng về Tết truyền thống của các bạn. Giống như dịp Noel của chúng tôi, Tết là dịp đoàn tụ của gia đình. Tuy nhiên, điều làm tôi ngạc nhiên là vào dịp Tết ở Việt Nam, mọi người coi nhau như người nhà, mọi người nói chuyện với nhau không kể xa lạ. Vì thế mà không ai cảm thấy cô đơn cả. Thậm chí, khi thấy tôi đi một mình trên đường phố vào dịp Tết, người ta đã chào tôi, nói chuyện với tôi và còn mời về nhà ăn Tết nữa”, ông Scott chia sẻ.
Chuẩn bị múa lân, một tiết mục dân gian truyền thống của người Việt thường được tổ chức trong những ngày lễ cổ truyền. |
Cũng có đầy đủ các nguyên liệu để hoàn chỉnh một chiếc bánh chưng cổ truyền của Việt Nam trên đất nước bạn. |
Cùng chia sẻ niềm vui còn có các cô bác Việt Kiều và những người bạn Pháp yêu mến Việt Nam. Các món bánh chưng, dưa hành, nem rán, thịt kho trứng,... được bày lên giúp nguôi ngoai phần nào “cơn khát” Tết của các bạn SVVN. |
Tiết mục múa sạp đã kết thúc buổi liên hoan đón mừng năm mới của những người con Việt xa Tổ quốc. |
Sau buổi liên hoan này, ban tổ chức sẽ trích ra một khoản trong tổng số tiền bán vé để dành tặng Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam của quê hương mình.
Theo VietNamnet
Bộ GD-ĐT vừa thông báo xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 11. Theo đó, quan tâm đến các nhà giáo trực tiếp giảng dạy, giáo viên tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các nhà giáo là người dân tộc ít người và nhà giáo nữ.
Cứ đến tết sinh viên Việt tại Úc lại khăn gói về Việt Nam ăn tết với má, để được lì xì, ăn món thịt kho nước dừa quen thuộc... Số ở lại còn nhộn nhịp ăn tết theo kiểu riêng. Online suốt để cập nhật thông tin về "tết quê mình". Có nhóm bạn còn "sang" lập hẳn một cầu truyền hình để ăn tết Việt xa xứ...
Ðề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 của Chính phủ là một luồng gió mới thổi vào mảnh đất hiếu học nhưng còn nghèo như Hà Tĩnh...
Thưởng tết - nỗi niềm của giáo viên
(HBĐT) - Tết năm nay, trong khi người lao động ở các ngành nghề khác đều được hưởng tháng lương thứ 13, có đơn vị thưởng vài chục triệu đồng hoặc chí ít cũng là vài trăm ngàn để động viên, thì những người giáo viên của tỉnh vẫn chỉ biết trông chờ vào đồng lương còm cõi để trang trải Tết cho gia đình
Thanh thiếu niên, lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Song đây cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ vi phạm pháp luật cao so với các lứa tuổi khác và có chiều hướng gia tăng. Mới đây Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì soạn dự thảo Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên”. Phóng viên đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền – Trưởng ban soạn thảo về vấn đề này.
Đánh giá xếp loại học sinh (HS) tiểu học theo phương thức mới đã bắt đầu chính thức được áp dụng ở các trường tiểu học trong cả nước. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này ở các trường vẫn còn rất lúng túng, do Bộ GD-ĐT vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào để các trường thực hiện. Điều này cũng làm cho phụ huynh rất lo lắng cho kết quả học tập của con em mình. PV Báo SGGP đã trao đổi với ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM về vấn đề này.