Liên bộ Tài chính - Giáo dục và Ðào tạo vừa có Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDÐT quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học (ÐH), cao đẳng (CÐ) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).

Theo đó, mức thu phí dự thi, dự tuyển vào các trường ÐH, CÐ và TCCN được quy định: Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường ÐH, CÐ: 15 nghìn đồng/hồ sơ (riêng thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào TCCN và xét tuyển vào các ngành đào tạo TCCN không tổ chức thi: 30 nghìn đồng/hồ sơ). Ðối với thí sinh đăng ký, sơ tuyển và dự thi vào các trường ÐH, CÐ, TCCN có tổ chức thi, mức phí đăng ký dự thi là 50 nghìn đồng/hồ sơ; sơ tuyển đối với các ngành năng khiếu là 100 nghìn đồng/hồ sơ; sơ tuyển đối với các ngành khác: 40 nghìn đồng/hồ sơ. Lệ phí dự thi văn hóa là 30 nghìn đồng/hồ sơ; dự thi năng khiếu 200 nghìn đồng/hồ sơ. Lệ phí thi tuyển sinh đào tạo sau ÐH gồm: đăng ký dự thi: 50.000 đồng/thí sinh/hồ sơ; dự thi cao học: 100 nghìn đồng/thí sinh/môn dự thi; dự tuyển nghiên cứu sinh: 200 nghìn đồng/thí sinh; tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, phí đăng ký xét tuyển: 200 nghìn đồng/thí sinh/hồ sơ...
 
 
 
                                                                                Theo ND

Các tin khác

Cô cháu du xuân.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ước vọng mùa xuân

Năm 2009 đánh dấu hai sự kiện của ngành GD-ĐT: Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Giáo dục 2005 và đổi mới cơ chế tài chính. Do vậy, nhiều người tin tưởng sẽ có những bước phát triển mới đối với sự nghiệp GD-ĐT trong năm 2010. Đầu năm mới, Báo SGGP đã “xông đất” một số nhà quản lý giáo dục và nhà giáo để lắng nghe ước vọng mùa xuân của họ.

Tăng chỉ tiêu phải bảo đảm chất lượng

Trong khi các trường ĐH, CĐ đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2010, mới đây Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy định về việc xác định chỉ tiêu sau ĐH, ĐH, CĐ và TCCN

Nghị lực của nữ Phó giáo sư trẻ

Đó là nữ Phó giáo sư, tiến sĩ Vật lý trẻ Nguyễn Thanh Hải, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Để đạt được thành công này, chị Hải đã nhiều lần phải đánh đổi bằng những giọt nước mắt.

Ngôi trường của những thủ khoa

Ngôi trường ở vùng nông thôn xa xôi của Hải Phòng không có dạy thêm, không có tình trạng học sinh và phụ huynh phải làm đơn "tự nguyện xin" học thêm. Trước mỗi kỳ thi đại học, học sinh không phải xếp hàng ghi tên vào các "lò" luyện thi. Vậy mà trong bốn năm liền, trường đều có nhiều thủ khoa đỗ vào các trường đại học danh tiếng trong cả nước. Tất cả đều bởi chữ "Tâm" và chữ "Tình" của các thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng nỗ lực của học sinh.

Người trẻ tài hoa

Họ đều còn khá trẻ nhưng lại là những người khai phá các lĩnh vực mới mẻ, gai góc ở VN. Một người khao khát làm một công việc liên quan đến du lịch để giới thiệu VN ra thế giới, người kia quyết tâm thổi hồn vào các món ăn Việt

Sinh viên nước ngoài tại TPHCM nô nức đón tết Việt

Tết Canh Dần đang đến gần, không khí mùa xuân tràn ngập khắp phố phường. Hòa chung niềm vui xuân, hàng ngàn sinh viên nước ngoài háo hức chờ đón tết. Mỗi người có một cảm nhận về tết theo cách riêng của mình, nhưng nét chung nhất là họ cảm thấy rất ấn tượng, bởi những phong tục truyền thống được lưu giữ trong ngày tết của người Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục