Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn một số nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, trong tiêu chí ứng xử với học sinh, giáo viên được chấm điểm cao nhất (4 điểm) khi luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh.
Về tiêu chí ứng xử với đồng nghiệp, để đạt mức điểm cao nhất, giáo viên phải chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng nghiệp góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt.
Tiêu chí đảm bảo kiến thức môn học, giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng về môn học, có thể giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó; Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tốt yêu cầu phân hoá.
Về tiêu chí sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên cũng được chấm điểm cao nhất khi sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác; biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới....
Việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên trung học được thực hiện theo 3 bước: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại; Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại; Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại.
Bộ GD-ĐT lưu ý, khi đánh giá giáo viên theo Chuẩn, điều cần thiết và hết sức quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng. Minh chứng là những tài liệu, tư liệu, hiện vật (ví dụ: bài soạn của giáo viên, sổ chủ nhiệm lớp, các chứng chỉ, chứng nhận, v.v...) được giáo viên tích lũy trong quá trình làm việc và xuất trình khi cần chứng minh. Ngoài các nguồn minh chứng nêu trong mỗi tiêu chuẩn, giáo viên có thể nêu các minh chứng khác phục vụ cho đánh giá. Người đánh giá cần xem xét minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của giáo viên.
Việc thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên trung học được thực hiện hàng năm vào cuối năm học.
Theo DanTri
Mới đây, tại Lễ biểu dương du học sinh Việt Nam xuất sắc tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có một cô học trò vừa tốt nghiệp lớp 12 tại Ô-xtrây-li-a với điểm xếp hạng cao "chót vót": 99,70 tại trường Pe-nin-su-la thuộc bang Men-bơn danh tiếng của Ô-xtrây-li-a.
Trong khi các trường ĐH, CĐ đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2010, mới đây Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy định về việc xác định chỉ tiêu sau ĐH, ĐH, CĐ và TCCN
Năm 2009 đánh dấu hai sự kiện của ngành GD-ĐT: Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Giáo dục 2005 và đổi mới cơ chế tài chính. Do vậy, nhiều người tin tưởng sẽ có những bước phát triển mới đối với sự nghiệp GD-ĐT trong năm 2010. Đầu năm mới, Báo SGGP đã “xông đất” một số nhà quản lý giáo dục và nhà giáo để lắng nghe ước vọng mùa xuân của họ.
Trong khi các trường ĐH, CĐ đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2010, mới đây Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy định về việc xác định chỉ tiêu sau ĐH, ĐH, CĐ và TCCN
Đó là nữ Phó giáo sư, tiến sĩ Vật lý trẻ Nguyễn Thanh Hải, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Để đạt được thành công này, chị Hải đã nhiều lần phải đánh đổi bằng những giọt nước mắt.
Ngôi trường ở vùng nông thôn xa xôi của Hải Phòng không có dạy thêm, không có tình trạng học sinh và phụ huynh phải làm đơn "tự nguyện xin" học thêm. Trước mỗi kỳ thi đại học, học sinh không phải xếp hàng ghi tên vào các "lò" luyện thi. Vậy mà trong bốn năm liền, trường đều có nhiều thủ khoa đỗ vào các trường đại học danh tiếng trong cả nước. Tất cả đều bởi chữ "Tâm" và chữ "Tình" của các thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng nỗ lực của học sinh.